24/05/2018, 22:56

Vai trò và một số kinh nghiệm xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân ...

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động.

Xét trên góc độ vĩ mô:

Với nước xuất khẩu lao động:

Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.

- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động.

Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển.

Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5 USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm.

- Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoàI, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới. Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…

Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị...

- Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.

Với nước nhập khẩu lao động:

Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước...

Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.

Xét trên góc độ vi mô:

Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:

- Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ.

- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.

Với bản thân người lao động:

- Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.

- Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.

Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động:

Hiện nay có rất nhiều người Philippine đi làm việc ở nước ngoài do nhiều nước có nhu cầu về lao động. Tuy nhiên nếu không có những chính sách cụ thể của Chính phủ thì người lao động có thể bị đưa đi không chính thống và có thể bị bóc lột. 10 năm trước đây Philippine đã đặt tất cả các vấn đề lên bàn để xem xét với mục đích làm sao tạo điều kiện để nguời lao động được đi làm việc ở nước ngoài một cách thuận lợi.Trong đó làm rõ vai rò của Chính phủ và các bên có liên quan.

ở Philippine nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao động. Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và cho đất nước.

Philippine có cơ chế là phải tạo mọi điều kiện và thủ tục một cách rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống đối với tất cả những người lao động có hợp đồng làm việc ở nước ngoài. Đồng thời cần bảo vệ họ một cách đầy đủ để giảm thiểu sự lạm dụng, khai thác cả trước, trong và sau quá trình làm việc tại nước ngoài.

Việc cấp giấy phép kinh doanh:

Thách thức lớn đối với Chinh phủ trong việc cấp giấp phép kinh doanh là làm thế nào để hấp dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường này.

Chính phủ Philippine thực hiện một chính sách rất nghiêm khắc trong việc quy định số vốn ban đầu và số lượng lao động mà doanh nghiệp xuất khẩu trong năm đầu tiên hoạt động,dựa vào đó Chính phủ có thể cấp giấy phép cho họ với các thờ hạn khác nhau. Bên cạnh đó Chính phủ cũng quản lý khoản tiền ký quỹ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cho các mục đích: nếu doanh nghiệp không đảm bảo đưa lao động đi hoặc đưa lao động đi nhưng không đảm bảo điều kiện cho họ hoặc thu phí của người lao động quá cao hoặc khi Chính phủ phát hiện doanh nghiệp đã thu lợi quá mức so với mức trung bình làm cho người lao động không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng khi chưa hết thời hạn thì không cần phải chờ đợi gì, Chính phủ sẽ điều tiết khoản tiền này để trả lại cho người lao động.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy cả Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động đều có "danh sách đen". Tức là danh sách liệt kê những doanh nghiệp hoạt động có vấn đề, không theo đúng các quy định qua đó họ sẽ biết và cố gắng tránh những khó khăn, phiền toái xảy ra khi thực hiện hợp đồng.

Hệ thống thưởng phạt:

Chính phủ rất quan tâm các hoạt động khen thưởng và đưa ra các mức thưởng cho các doanh nghiệp làm tốt. Khi làm các thủ tục khen thưởng, các doanh nghiệp không cần phải xuất trình hợp đồng vì họ đã được xác nhận và đã có kết quả thanhf công của người lao động. Điều quan trọng là nếu doanh nghiệp nào thành công sẽ được Chính phủ đưa vào danh sách khen thưởng. Điều này rất có ích cho doanh nghiệp vì nếu như một công ty hoặc một quốc gia nào cần tìm hiểu các doanh nghiệp tốt thì Chính phủ giới thiệu với họ danh sách các doanh nghiệp có uy tín. Như vậy doanh nghiệp sẽ có điều kiện kinh doanh tốt hơn, cũng như doanh nghiệp sẽ có điều kiện để gia hạn giấy phép dễ dàng hơn. Danh sách các doanh nghiệp hoạt động tốt và có uy tín cũng được đưa lên các báo cáo của Chính phủ.

Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngoài:

Để đảm bảo phúc lợi cho người lao động Chính phủ Philippine đã có các dịch vụ hỗ trợ như sau:

- Ngoài các cán bộ phúc lợi làm việc tại đại sứ quán, chúng tôi xây dựng các trung tâm cung cấp dịch vụ ngay tại khu vực có người lao động làm việc. ở các trung tâm, hàng ngày có các bác sĩ, cán sự xã hội làm việc và hỗ trợ cho người lao động.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về những người lao động đang làm việc nước ngoài tại đại sứ quán Philippine ở mỗi nước nơi có lao động đế làm việc là rất quan trọng, vì qua đó cơ quan quản lý mới biết cụ thể người lao động đang ở đâu và làm việc gì trên cơ sở đó mới quan tâm họ sâu sát được. Việc đăng ký danh sách này có tác dụng giảm thiểu các rủi ro với người lao động. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần phải thông báo với người lao động rằng khi sang đến nước ngoài, họ phải đến đại sứ quán Philippine ở đó để đăng ký và cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin về đaị sứ quán để người lao động biết.

- Xây dựng mạng liên kết điện tử kết nối với hiệp hội người lao động Philippine. Thông qua mạng này các ngân hàng cũng giúp người lao động chuyển tiền về nước cho gia đình. Như vậy việc đưa lao động sang nước ngoài làm việc không chỉ đơn giản tạo việc làm mà còn đem laị lợi ích cho nhiều ngành khác có liên quan.

- Để tăng cường bảo vệ người lao động không bị môi giới đưa đi bất hợp pháp hoặc chịu nhiều khó khăn thiệt thòi chúng tôi đã lập chiến dịch thông tin đại chúng để tuyên truyền cho tất cả người dân biết thực trạng về vấn đề đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và địa chỉ các doanh nghiệp đáng tin cậy. Cũng như chiến dịch chống việc đưa người và tuyển người bất hợp pháp. Đây là vai trò mang tính quản lý Nhà nước, đòi hỏi các bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động cần tham gi avào hoạt động này.

- Để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho con em họ.

- Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch...cho họ.

Vấn đề tạo uy tín cho chất lượng giáo dục:

Kinh nghiệm 30 năm cho thấy ngày càng có nhiều khó khăn trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đó là vấn đề cạnh tranh. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng và quảng bá về chất lượng người lao động của chúng ta. Muốn vậy trước tiên phải xác định người lao động ở nước mình có thể làm được những việc gì. Sau đó tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần trang bị ngoại ngữ cho người lao động. Cho đến nay tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ cần đầu tư. Một số đối tác ở các nước, họ yêu cầu phải có xác nhận về tay nghề mà người lao động cần phải đáp ứng.

Hiệp hội các doanh nghiệp và phương thức hoạt động:

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân có tiếng nói cũng như cùng phối hợp với Chính phủ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, họ thành lập các hiệp hội của các doanh nghiệp tư nhân. Hiệp hội này có hệ thống thống nhất từ trên xuống dưới. Tất cả các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đều gia nhập hiệp hội lao động ngoài nước Philippine. Bên cạnh các hiệp hội chung còn có các hiệp hội chuyên môn như Hiệp hội lao động làm việc ngoài khơi, Hiệp hội xuất khẩu lao động vui chơi giải trí..., hoặc có những hiệp hội theo vùng, khu vực. Ví dụ như Hiệp hội xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hiệp hội xuất khẩu lao động Hồng Kông...Hiện nay, ở Philippine có khoảng 30-40 hiệp hội lớn, nhỏ.

0