24/05/2018, 22:55

Kế toán bán hàng

Hoá đơn giá trị gia tăng. Hoá đơn bán hàng. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Bảng kê hoá đơn bán lẻ hàng hoá dịch vụ. Bảng chứng từ khác liên quan đến nghiệp vụ bán hàng. Sổ, thẻ kho ...

  • Hoá đơn giá trị gia tăng.
  • Hoá đơn bán hàng.
  • Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
  • Bảng kê hoá đơn bán lẻ hàng hoá dịch vụ.
  • Bảng chứng từ khác liên quan đến nghiệp vụ bán hàng.
  • Sổ, thẻ kho

Có 3 phương pháp kế toán chi tiết:

* Phương pháp thẻ song song

- ở kho: Sử dụng thẻ kho để theo dõi từng danh điểm hàng hoá về mặt khối lượng nhập, xuất, tồn.

- ỏ phòng kế toán: Mở thẻ kho hoặc mở sổ chi tiết để theo dõi từng danh điểm kể cả mặt khối lượng và giá trị nhập, xuất, tồn kho.

Hàng ngày sau khi làm thủ tục nhập, xuất thì thủ kho phải căn cứ vào các phiếu nhập, xuất để ghi vào thẻ kho của từng danh điểm và tính khối lượng tồn kho của từng danh điểm.

Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho phải chuyển chứng từ cho kế toán hàng hoá để ghi vào các thẻ hoặc sổ chi tiết ở phòng kế toán cả về số lượng và giá trị.

Sơ đồ1: Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- ở kho: thủ kho vẫn giữ thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn về mặt khối lượng.

- ở phòng kế toán: Không dùng sổ chi tiết và thẻ kho mà sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn từng danh điểm nhưng chỉ ghi 1 lần cuối tháng.

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu khi nhận các phiếu xuất, nhập kho do thủ kho gửi lên, phân loại theo từng danh điểm và cuối tháng tổng hợp số liệu của từng danh điểm để ghi vào sổ đôí chiếu luân chuyển một lần tổng hợp số nhập, xuất trong tháng cả hai chỉ tiêu lượng và giá trị sau đó tính ra số dư của đầu tháng sau.

Số cộng của sổ đối chiếu luân chuyển hàng tháng được dùng để đối chiếu với kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.

Còn từng danh điểm trên sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với thẻ kho.

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

* Phương pháp sổ số dư.

  • ở kho: Ngoài việc ghi chép thẻ kho giống như hai phương pháp trên, cuối tháng sau khi tính lượng dư của từng danh điểm còn phải ghi vào sổ số dư.
  • Tại phòng kế toán: không phải giữ thêm một loại sổ nào nữa nhưng định kỳ phải xuống kiểm tra ghi chép của thủ kho và sau đó nhận các chứng từ nhập xuất kho. Khi nhận chứng từ phải viết giấy nhận chứng từ

Các chứng từ sau khi nhận về sẽ được tính thành tiền và tổng hợp số tiền của từng danh điểm nhập hoặc xuất kho để ghi vào bảng kê luỹ kế nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu.

Cuối tháng kế toán nhận sổ số dư ở các kho về để tính số tiền dư cuối tháng của từng danh điểm và đối chiếu với số tiền dư cuối tháng ở bảng kê nhập xuất tồn kho.

Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

Xác định giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị gốc của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ, lao vụ đã thực sự tiêu thụ trong kỳ, ý nghĩa của giá vốn hàng bán chỉ được sử dụngkhi xuất kho hàng bán và tiêu thụ. Khi hàng hoá đã tiêu thụ và được phép xác

định doanh thu thì đồng thời giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán để xác định kết quả. Do vậy xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng vì từ đó doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh.Và đối với các doanh nghiệp thương mại thì còn giúp cho các nhà quản lý đánh giá được khâu mua hàng có hiệu quả hay không để từ đó tiết kiệm chi phí thu mua.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định trị giá vốn của hàng xuất kho:

* Phương pháp đơn giá bình quân:

Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ được tính theo công thức:

Giá thực tế hàngXuất kho = Số lượng hàng hoá xuất kho * Giá đơn vị bình quân

Khi sử dụng giá đơn vị bình quân, có thể sử dụng dưới 3 dạng:

- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Giá này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán.

Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳSố lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

- Giá đơn vị bình quân của kỳ trước: Trị giá thực tế của hàng xuất dùng kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.Phương pháp này đơn giản dễ làm, đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, mặc dầu độ chính chưa cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.

Giá bình quân của kỳ trước = Trị giá tồn kỳ trướcSố lượng tồn kỳ trước

- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn bởi vì cứ sau mỗi lần nhập kho, kế toán lại phải tiến hành tính toán.

*. Phương pháp nhập trước – xuất trước

Theo phương pháp này,giả thuyết rằng số hàng nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước thì mới xuất số nhập sau theo giá thực tế của số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm gía để tính giá thực tế của hàng xuất trước và do vậy giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng.

* Phương pháp nhập sau – xuất trước:

Phương pháp này giả định những hàng mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước.

* Phương pháp giá hạch toán:

Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán phải tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Giá thực tế của hàng xuất dùng trong kỳ = Giá hạch toán của hàng xuất dùng trong kỳ * Hệ số giá

Trong đó:

Hệ số giá = Giá thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳGiá hạch toán của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ

*. Phương pháp giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này, hàng được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng. Khi xuất hàng nào sẽ tính theo giá thực tế của hàng đó.

Tài khoản sử dụng.

* Tài khoản “156- Hàng hoá”: Dùng để phản ánh thực tế giá trị hàng hoá tại kho, tại quầy, chi tiết theo từng kho, từng quầy, loại, nhóm … hàng hoá.

Bên nợ: Phản ánh làm tăng giá trị thực tế hàng hoá tại kho, quầy ( giá mua và chi phí thu mua)

Bên có: Giá trị mua hàng của hàng hoá xuất kho, quầy.

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.

Dư nợ: Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy.

TK 156 còn được chi tiết thành:

+ TK 1561- Giá mua hàng.

+ TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá.

* TK 632” Giá vốn hàng bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của hàng hoá đã bán, được xác định là tiêu thụ trong kỳ, dùng để phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kết cấu tài khoản 632

Bên nợ:

- Giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích lập cuối niên độ kế toán

Bên có:

- Kết chuyển giá vốn hàng hoá,lao vụ, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh.

- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoàn nhập cuối niên độ kế toán

TK 632 không có số dư cuối kỳ.

0