Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành nên nghiệp vụ ngoại thương. Biểu hiện là việc mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc nhằm tái sản xuất với mục đích thu lợi nhuận. Nhập khẩu thể ...
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành nên nghiệp vụ ngoại thương. Biểu hiện là việc mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc nhằm tái sản xuất với mục đích thu lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện mối tương quan gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên mỗi một thời kỳ đều có đặc điểm riêng, chiến lược phát triển kinh tế riêngvì vậy mà vai trò, nhiệm vụcủa hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nhà nước đề ra.
Trên thực tế, một khi nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng, có thể thấy cụ thể là:
- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, làm tăng mức sống người dân, tăng thu nhập quốc dân.
- Nhập khẩu tạo sự chuyển giao công nghệ, do đó có thể tái xuất mở rộng hàng hoá có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra sự đồng đều về phát triển trong nước.
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội và hàng nhập khẩu tức là tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, tạo đà cho xã hội ngày càng phát triển.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng.
- Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hoá khan hiếm, hàng hoá cao cấp, công nghệ hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được hay khó khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực khan hiếm.
- Nhập khẩu góp phần khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của một quốc gia, tham gia sâu rộng và sự trao đổi quốc tế và sự phân công lao động quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, để phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu còn tuỳ thuộc và quan điểm đường lối lãnh đạo của mỗi nước. Với nước ta, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lý kinh tế đối ngoại tập trung bằng mệnh lệnh, nghị định của chính phủ... làm cho hoạt động nhập khẩu mất đi tính linh hoạt và không đúng với bản chất của nó. Từ sau ĐH VI, nhà nước đã đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với nền kinh tế thị trường thì hoạt động nhập khẩu đang dần khởi sắc và đi vào quỹ đạo của nó.
Tuy chỉ qua một thời gian ngắn mà hoạt động nhập khẩu đã phát huy được vai trò lớn của nó, thực sự đã tạo cho thị trường trong nước trở nên sôi động, đa dạng và phong phú về hàng hoá, vật tư. Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang chuyển mình hoà nhập với nền kinh tế khu vự và thế giới.