24/05/2018, 17:30

Vai trò của cơ cấu đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mối quan hệ giữa đầu tư và cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tác động qua lại. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế. Định hướng đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính đến những ...

Mối quan hệ giữa đầu tư và cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tác động qua lại. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế. Định hướng đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính đến những nhân tố ảnh hưởng khác. Mặt khác, sự thay đổi và phát triển của các bộ phận nền kinh tế sẽ quyết định sự thay đổi cơ cấu đầu tư hiện tại. Mối quan hệ đó được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa đầu tư và cơ cấu kinh tế

*Đầu tư hợp lý làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch phát triển tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất liên ngành, liên vùng , tỉnh, đặc biệt là xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý. . .. Việc xây dựng các kế hoạch phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hợp lý sẽ giải quyết tốt các vấn đề cơ cấu kinh tế, định hướng đầu tư. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Các quốc gia ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần, Mỗi cơ cấu sẽ xác định vị trí, vai trò của các bộ phận cấu thành và mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong tổng thể nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sẽ làm thay đổi vị trí và vai trò của các bộ phận khác nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung, phù hợp với quy hoạch phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Ngược lại hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo theo hướng thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì:

  • Thông qua hoạt đọng đầu tư, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới xuất hiện.
  • Đầu tư giúp phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này đồng thời làm tăng tỷ trọng của nó trong nền kinh tế.
  • Một số ngành được kích thích bởi đầu tư nhưng nhiều ngành không được chú ý đến, ngày càng mai một, từ đó dẫn đến xóa sổ

Một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của các nước dang phát triển là tăng trưởng, đạt được cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Kinh nghiệm cho đến nay cho thấy những nước có chính sách đầu tư hợp lý trong thời kỳ đầu sẽ tạo đà đạt được các mục tiêu. Chính sách đầu tư không chỉ là việc huy động vốn mà còn là việc phân bổ các nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất. Để mô tả tác động của đầu tư đối với quá trình chuyển dịch, người ta đã mô hình hóa theo lược đồ khối sau:

t=1: Ngành Nông nghiệp

t=2: Ngành Công nghiệp

t=3: Ngành Dịch vụ

Xuất phát điểm từ một mốc thời gian T=1

Tương ứng với mốc thời gian này các hàm sản xuất sẽ được xây dựng, chủ yếu là hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng của 3 ngành với các yếu tố đầu tư (vốn K) và các yếu tố sản xuất (lao động L, khoa học công nghệ T).

Y1(T)=ỏ1 K1(T)õL1(T)1-õeδT

Y2(T)= ỏ2 K2(T)γL2(T)1-γeεT

Y3(T)= ỏ3 K3(T)yL3(T)1-yeϕT

Y1(T): Giá trị gia tăng nông nghiệp.

Y2(T): Giá trị gia tăng công nghiệp.

Y3(T): Giá trị gia tăng ngành dịch vụ.

GDP(T)=Y1(T)+Y2(T)+Y3(T)

Tồng sản phẩm quốc nội.

I(T)=GDP(T)+FDI(T) +ODA(T)

Mô hình tối phân bổ VĐT có dạng như sau:

Hàm mục tiêu: cực đại hoá GDP(T)

Theo Nguồn vốn I1(T);I2(T);I3(T).

Nội dung các ràng buộc chính:

Y1(T)=ỏ1 K1(T)õL1(T)1-õeδT

Y2(T)= ỏ2 K2(T)γL2(T)1-γeεT

Y3(T)= ỏ3 K3(T)yL3(T)1-yeϕT

Ki(T+1)=(1- θi)Ki(T)+Ii(T)

GDP(T+1)=Y1(T+1)+Y2(T+1)+Y3(T+1)

Ràng buộc về vốn:

I1(T)+I2(T)+I3(T) <= I(T)

Ràng buộc về lao động:

L1(T+1)+L2(T+1)+L3(T+1) <= L(T+1)

- Điều kiện không âm của các biến.

Quy trình đồng hoá sẽ được thoàn thiện qua quan hệ từ VĐT năm T→ Tài sản cố định năm (T+1) (đồng hoá cụ bộ).

Trong mô hình trên chỉ đề cập đến 3 ngành. Song trên thực tế với số liệu đầy đủ, người ta có thể nghiên cứu sự phát triển của nhiều ngành hơn và như vậy sẽ làm tăng lượng biến trong mô hình. Tuy nhiên ở tầm dài hạn, các ngành gộp lớn cho kết quả ổn định hơn.

Kết quả của đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là sự thay đổi số lượng cũng như chất lượng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất hiện nhiều ngành mới, giảm tỷ trọng những ngành không phù hợp, tăng tỷ trọng những ngành lợi thế, là sự thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận của một ngành, của nền kinh tế theo xu hướng ngày càng hợp lý hơn, sử dụng các nguồn lực ngày càng hiệu quả hơn, là việc nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội cho từng bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

* Sự hình thành và mở rộng thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán . . .sẽ mở ra khả năng to lớn trong việc huy động vốn đầu tư thông qua các nguồn, lưu thông các nguồn vốn và chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế, giữa các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nguồn huy động vốn từ nước ngoài, vốn đầu tư của nhân dân và của mọi thành phần kinh tế trong nước đa dạng, ngoài ra còn có đầu tư từ ngân sách nhà nuớc dành cho các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Bức tranh về đầu tư và cơ cấu đầu tư giữa các ngành và trong nội bộ mỗi ngành trở nên sống động và có hiệu quả hơn.

Một khối lượng công việc lập kế hoạch đầu tư dành cho việc lập các cân đối trong ngành và xác định các vấn đề ưu tiên tức là giải quyết vấn đề đầu tư cần phân bổ giữa các ngành như thế nào để mỗi ngành có thể đáp ứng được nhưng nhu cầu ưu tiên cao nhất. Đầu tư tạo ra sự cân đối trên phạm vi của nền kinh tế quốc dân, giữa các ngành, vùng. Thực hiện cân đối này rất khó khăn do có sự thay đổi trong các hệ số kỹ thuật (tỷ lệ đầu vào/đầu ra), trong cơ cấu nhu cầu. Cần có sự kiểm tra liên tục để bảo đảm rằng các cân đối ngành đã thể hiện trong thực tế. Mặt khác cũng cần cố gắng không chỉ nhằm có được sự vững chắc của các ngành mà đưa ra các mối liên hệ chủ yếu giữa các dự án.

Vượt lên trên các vấn đề cân đối ngành, vùng kinh tế, vấn đề ưu tiên đầu tư giữa các ngành là đặc biệt khó khăn. Vì với sự phát triển của mỗi ngành, vùng lại liên quan đến lợi ích của những nhóm người khác nhau trong xã hội. Vì vậy các nhà đầu tư, hoạch định chính sách cần có sự cân nhắc cẩn thận trong việc ưu tiên phát triển mỗi ngành, mỗi vùng lãnh thổ.

Cơ cấu đầu tư có một ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ra tiền đề cho việc xác lập một cơ cấu kinh tế hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

0