26/04/2018, 08:29

Vài nét về Nguyễn Khuyến, I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng, sau khi thi hội không đỗ đổi...

Nghị luận xã hội lớp 12 – Vài nét về Nguyễn Khuyến. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng, sau khi thi hội không đỗ đổi thành Khuyến, hiệu là Quế Sơn, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ ...

Nghị luận xã hội lớp 12 – Vài nét về Nguyễn Khuyến. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909, lúc nhỏ tên là Thắng, sau khi thi hội không đỗ đổi thành Khuyến, hiệu là Quế Sơn, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt. Nguyễn Khuyến là người có tài những thi cử lận đận.

 Năm 1871, ông thi đỗ cả Hội nguyên và Đình nguyên. Vì ba lần đỗ đầu nên ông được gọi là Tam nguyên Tên Đổ. Sau khi đỗ đạt ông đã ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn. Sau đó, cảm thấy bất lực trước cảnh đất nước bị xâm lược, đạo đức xã hội suy đồi, chốn quan trường đen tối, ông đã cáo quan về ở ẩn tại làng quê. Trong thời gian đó, ông tiếp tục làm thơ để bộc lộ tâm sự và thể hiện tấm lòng với dân tộc. Nguyễn Khuyến đã sống vào thời kì xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động. Các nhà nho không có nhiều sự chọn lựa. Và ông đã chọn cho mình một cách sống theo đạo thông thườngcủa những nhà Nho có nhân cách: bất hợp tác với cường quyền về sống cuộc sống nghèo khổ nhưng thanh bạch chốn làng quê.

II. RÈN KĨ NĂNG

Nguyễn Khuyến sáng tác thơ, câu đối, văn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Những sáng tác của ông tập trung thể hiện tình cảm của một nhà nho đối với quê hương đất nước, người thân. Sáng tác của ông có thể chia thành các mảng sau:

1. Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi rất mạnh mẽ. Dưới con mắt của các nhà Nho, đó chủ yếu là những biến đổi tiêu cực. Đạo đức xã hội thay đổi và khác rất nhiều so với những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Giống như nhiều nhà Nho khác, Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau xót trước hiện thực ấy. Và ông đã viết rất nhiều bài thơ thể hiện nỗi niềm u hoài của mình về vận mệnh dân tộc.

2. Thơ về làng cảnh Việt Nam

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông viết rất thành công ở đề tài thơ về làng quê. Trong đó nổi tiếng nhất là chùm thơ thu. Để tránh những bon chen điên đảo của chốn quan trường, ông đã lui về quê dạy học, làm thơ. Không khí thanh bình nơi thôn xóm đã khơi nguồn cảm hứng để ông gưỉ gắm tâm sự. Bức tranh làng cảnh trong thơ ông luôn đẹo vẻ đẹp của sự bình yên, thanh sang, nhưng buồn và cô đơn.

3. Thơ trào phúng

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến mang giọng điệu thâm thuý vơi snôj dung trào phúng rất sâu cay. Ông thường phê phán nhữung biểu hiện suy đồi của đạo đức xã hội, nhất là chuyện khoa cử, quan tước. Đồng thời, với tâm trạng của một nhà nho bất lực trước thời cuộc ông đã viết những vần thơ tự trào để vừa tự trách mình, vừa bộc bạch tâm sự về thế cuộc.

Ở cả ba mảng thơ trên, Nguyễn Khuyến đều để lại những sáng tác có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.

4. Một số nét nghệ thuật tiêu biểu

Nguyễn Khuyến thành công hơn cả là ở thơ văn viết bằng chữ Nôm. Phân lớn những tác phẩm xuất sắc của ông đều được sáng tác trong thời kì ông đã cáo quan về ở ẩn.

Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Dù viết thể thơ cổ điển những thơ ông vẫn luôn rất thoải mái, không có cảm giác gò bó. Ông vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến một trình độ mới, tinh tế và rất hiện đại.

III. TƯ LIỆU THAM KHẢO

“… Trong xã hội cũ, người ta thường lưu hành câu thành ngữ “nhất tự cách trùng” hay “quan dân lễ cách” để chỉ một hiện tượng xã hội kiêu bạc; không ít nhà nho lúc còn hàn vi thì gần gũi bà con xóm giềng, nhưng khi đã đỗ đạt hay đã leo lên chiếc ghế quan trường thì vội vàng thay đổi ngay thái độ; xa rời bà con và lên mặt với xóm làng. Nhưng cụ Tam Nguyên Yên Đổ thì trái lại. Ông hưu quan họ Nguyễn này lúc nào cũng sống chan hòa thân mật với đồng bào xung quanh. Một người láng giềng cưới vợ cho con hay vừa làm xong một cái nhà mới, Tam Nguyên gửi ngay câu đối đến mừng; chị thợ rèn hay chị thợ nhuộm không may góa bụa, cụ có câu đối gửi đến an ủi; bác hàng thịt quen biết vì mến tuổi già mà thường đem biết bát tiết canh, cụ viết câu đối cảm ơn. Khi nhà cụ có chuyện mừng chuyện vui, ví dụ như kì “Lên lão” chẳng hạn, cụ già họ Nguyễn rất ân cần, chu đáo, chia vui với mọi người, không hề có sự phân biệt đối xử. Tam Nguyên Yên Đổ khao lão cũng giống như bất cứ một ông già nào ở thôn quê khao lão.

Hiện nay bà con làng Yên Đổ còn lưu truyền nhiều đức tính tốt đẹp của cụ Nguyễn Khuyến: chan hòa, chân tình, giản dị, thậm chí xuề xòa nữa. Vì quá yêu cụ, người ta còn thần thánh hóa Nguyễn Khuyến: Lúc bé là thần đồng, lúc về hưu là thành hoàng, đứng trên các vị thành hoàng ở địa phương. Tấm lòng quý mến tự hào của quê nhà đối với nhà thơ dân tộc xuất sắc Nguyễn Khuyến là như thế đó.”

Hoàng Hữu Yên

                                                                 (Thơ văn Nguyễn Khuyến,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984, tr.9-10)

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0