13/01/2018, 22:22

Tuyển tập 3 đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lớp 8 có đáp án hay nhất 2017 – 2018

Tuyển tập 3 đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lớp 8 có đáp án hay nhất 2017 – 2018 Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 được Dethikiemtra sưu tầm và tổng hợp dành cho các bạn học sinh tham khảo, tự luyện tập nhằm củng cố lại kiến thức, học tốt môn Địa lớp 8. KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC ...

Tuyển tập 3 đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lớp 8 có đáp án hay nhất 2017 – 2018

Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 được Dethikiemtra sưu tầm và tổng hợp dành cho các bạn học sinh tham khảo, tự luyện tập nhằm củng cố lại kiến thức, học tốt môn Địa lớp 8. 

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 8

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,5đ)

Nêu đặc điểm chung các khu vực sông ngòi châu Á ?

Câu 2: (2,5đ)

Trình bày sự phát triển nông nghiêp, công nghiệp ở các nước châu Á ?

Câu 3: ( 3đ)

Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á ?

Câu 4: (2đ)

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước GDP các ngành kinh tế của Ấn Độ năm 2001 và rút ra nhận xét

-Nông- Lâm- Thuỷ sản: 25,0%

– Công nghiệp- Xây dựng: 27%

– Dịch vụ: 48,0%

— LỜI GIẢI ĐỀ 1 —-

Câu 1:(2,5đ)

*Đặc điểm chung của các  khu vưc sông ngòi châu Á .

– Bắc Á

+ Mạng lưới sông dày.

+ Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

– Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á(Châu Á gió mùa)

+ Mạng lưới sông dày có nhiều sông lớn.

+ Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông đầu xuân.

– Tây Nam Á, Trung Á: Ít sông nguồn cung cấp nước do băng tuyết.

Câu 2:(2,5đ)

* Đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp châu Á.

– Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp phát triển không đồng đều

+ Hai khu vực có khí hậu gió mùa, lục địa có cây trồng vật nuôi khác nhau

+ Lúa là cây lương thực chính,lúa nước 93% sản lượng thế giới, lúa mì 39% sản lượng thế giới.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất nhì thế giới.

– Công nghiệp:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy,luyện kim…Phát triển mạnh Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc….

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển hầu hêt các nước.

Câu 3: (3 đ)

*Những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo Đông Á:

– Phần đất liền:

+ Ở phía tây Trung Quốc gồm các hệ thống núi sơn nguyên cao, hiểm trở xen với các bồn địa rộng.

+ Ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên là các vúng đồi núi thấp, xen với các đồng bằng rộng và bằng phẳng.

– Phần hải đảo

+Địa hình nằm trong vành đai Thái Bình Dương.

+ Miền núi trẻ thường xuyên có động đất và núi lửa hoạt mạnh.

 Câu 4: (2đ)

–  Vẽ biểu đồ hình tròn đúng đẹp 1 điểm

– Nhận xét 1điểm


ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm)

Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở châu Á.

Câu 3: (2,0 điểm)

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào?

Câu 4: (3,0điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ.

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ

Các ngành kinh tế

Tỉ trọng cơ cấu GDP (%)

Năm 1995Năm  2001
Nông – lâm – thủy sản28,425,0
Công nghiệp – xây dựng27,127,0
Dịch vụ44,548,0

—- LỜI GIẢI ĐỀ 2 —–

CâuĐáp ánĐiểm
1

(3,0 điểm)

Đặc điểm địa hình châu Á:

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng nhất thế giới.

– Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Bắc – Nam; Đông – Tây làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

– Khoáng sản: phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu…

 

1,0

1,0

1,0

2

(2,0

điểm)

Tình hình sản xuất lương thực ở châu Á:

– Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, thích nghi với điều kiện nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

– Lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và có khí hậu khô hơn.

– Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

– Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước kia thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

– Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

 

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

3

(2,0

điểm)

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á:

– Nằm ở vị trí địa lí qua lại giữa ba châu lục (Á – Âu – Phi) và giữa các vùng biển, đại dương, rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

– Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.

 

1,0

1,0

4

(3,0 điểm)

 

* Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 năm 1995 và 2001. Vẽ đúng và đẹp, có chú thích, ghi tên biểu đồ.

* Nhận xét: Từ năm 1995 – 2001:

– Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản giảm 3,0 %. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng không tăng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng 3,5 %.( 0,75 đ )

– Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có xu hướng tiến bộ.

  2,0

0,75

0,25


ĐỀ SỐ 3

Câu1: ( 3,0điểm )

 Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu .

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở châu Á.

Câu 3: (2,0 điểm)

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào?

Câu 4: (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

Khu vựcĐông ÁNam ÁĐông Nam ÁTrung ÁTây Nam Á
Diện tích

(nghìn km2)

117624489449540027016
Dân số

(triệu người)

1503135651956286

a. Tính mật độ dân số các khu vực của châu Á ( đơn vị: người / km2)

b. Kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á. Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á?

LỜI GIẢI ĐỀ 3

Câu

Đáp án

Điểm
1

(3,0 điểm)

* Vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á:

– Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

– Trải rộng từ Xích đạo đến cực Bắc, giáp hai châu lục và ba đại dương

– Là châu lục lớn nhất thế giới ( diện tích 44,4 triệu km2 tính luôn đảo, chiều dài Bắc- Nam 9200km, chiều rộng Đông- Tây 8500 km)

* Ý nghĩa đối với khí hậu: khí hậu châu Á đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

1,0

1,0

0,5

0,5

2

(2,0

điểm)

 Tình hình sản xuất lương thực ở châu Á:

– Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, thích nghi với điều kiện nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

– Lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và có khí hậu khô hơn.

– Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

– Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước kia thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

– Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

 

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

3

(2,0

điểm)

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á:

– Nằm ở vị trí địa lí qua lại giữa ba châu lục (Á – Âu – Phi) và giữa các vùng biển, đại dương, rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

– Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.

 

1,0

1,0

4

(3,0 điểm)

 

a- Tính mật độ dân số:
Khu vựcMật độ dân số ( người / km2)
Đông Á127
Nam Á302
Đông Nam Á116
Trung Á15
Tây Nam Á41

b- Hai khu vực có số dân đông nhất: Đông Á, Nam Á

Khu vực có mật độ dân số cao nhất châu Á: Nam Á.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

*** CHÚC CÁC EM HỌC TỐT ***

0