13/01/2018, 22:22

Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và nội dung các tác phẩm văn học của ông

Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và nội dung các tác phẩm văn học của ông Văn lớp 8: . MB: Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu. Những tác phẩm của ông đã phản ánh hầu hết cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau. TB: 1. Thân thế và sự nghiệp ...

Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và nội dung các tác phẩm văn học của ông

Văn lớp 8: .

MB:

Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu. Những tác phẩm của ông đã phản ánh hầu hết cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau.

TB:

1. Thân thế và sự nghiệp

– Thân thế:

+ Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Trị, quê Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao từng sống bằng nghề viết báo, viết văn, làm gia sư.

+ Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm “Văn hóa cứu quốc” ở Hà Nội.

+ Năm 1946, Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Sau đó, ông lên chiến khu Việt Bắc, làm công tác tuyên truyền, báo chí, văn nghệ ở Trung ương, tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950.

+ Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích bắt và bắn chết tại bốt Hoàng Đan ở Ninh Bình.

– Sự nghiệp:

+ Nam Cao bắt đầu viết từ năm 1936

+ Ngoài truyện, Nam Cao còn làm thơ, soạn kịch.

+ Những truyện ngắn viết trước năm 1945 của Nam Cao: Chí Phèo, Dì Hảo, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được, Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, Sao lại thế này, Điếu văn, Từ ngày mẹ chết, Mua danh, Ở hiền, Trăng sáng, Đôi móng già, Lang Rận, Tư cách mõ, Đời thừa, Mua nhà, Những truyện không muốn viết, Cười, Quên điều độ, Nước mắt, Đón khách…

+ Tiểu thuyết có “Sống mòn”, truyện ngắn có giá trị nhất của Nam Cao viết sau 1945 là “Đôi mắt”.

2. Nội dung các tác phẩm văn học của Nam Cao và nghệ thuật viết văn của ông.

– Nam Cao quan tâm đến sinh hoạt nông thôn và thành thị, miêu tả nhiều loại người, đặc biệt là nông dân và trí thức nghèo.

– Một dạng nhân vật thứ ba trong tác phẩm của Nam Cao là những thầy giáo tiểu học, những viên chức nhỏ, những người làm báo, viết văn.

– Chất sống ở những nhân vật của Nam Cao là do chất sống của cuộc đời thực mang lại. Nhà văn lựa chọn rất tinh những mẫu người, những chi tiết đặc sắc nhất để đưa vào tác phẩm.

– Trong miêu tả nhân vật không phải lúc nào Nam Cao cũng chú ý đến ngoại hình. Nhưng khi cần, Nam Cao cũng chứng tỏ biệt tài khắc họa ngoại hình nhân vật.

– Nam Cao thể hiện sở trường ở miêu tả nội tâm, miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.

– Nét đặc trưng có sức lôi cuốn mạnh nhất trong tài năng và phong cách của Nam Cao là chất trữ tình ấm áp, lan truyền, thấm đậm hầu hết các trang viết của ông.

­- Nam Cao hầu như chỉ viết về cái hàng ngày, cái đời thường, với một cách viết khá dung dị và tự nhiên, ngòi bút của ông đã tái hiện những cảnh đời, nêu lên những chủ đề có tính chất xã hội và nhân văn sâu sắc, phảng phất mùi vị triết lí.

– Nam Cao rất chú ý khai thác tiếng nói hàng ngày của người dân, sử dụng có chọn lọc tiếng địa phương trong tác phẩm của mình.

KB:

Ghi nhận những đóng góp của Nam Cao cho nền văn học dân tộc.

0