25/05/2018, 14:48

Tuyến đường N2

Tuyến Đường N2Tuyến Đường N2 nằm trong quy hoạch ngành giao thông vận tải đường bộ, tại khu vực Nam bộ. Đây là 1 trong 3 trục chủ yếu: Quốc lộ 1A ở phía Đông, Quốc lộ N1 ở phía Tây và N2 ở giữa. Trục dọc nối Quốc lộ 22 và Quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng ...

Tuyến Đường N2Tuyến Đường N2 nằm trong quy hoạch ngành giao thông vận tải đường bộ, tại khu vực Nam bộ. Đây là 1 trong 3 trục chủ yếu: Quốc lộ 1A ở phía Đông, Quốc lộ N1 ở phía Tây và N2 ở giữa. Trục dọc nối Quốc lộ 22 và Quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười.

Tuyến Đường N2 còn là một phần của Đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Chơn Thành (Bình Phước) đến Vàm Rầy (Kiên Giang) dài khoảng 280km và kết thúc tại đất mũi Cà Mau.

Tổng chiều dài 440km đi qua 8 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Với tuyến đường mới này, các phương tiện giao thông từ các tỉnh miền Đông, Tây nguyên khi về đến TP.HCM theo quốc lộ 1A rẽ quốc lộ 22 đi vào tuyến N2 về các tỉnh miền Tây sẽ góp phần giảm mật độ giao thông trên quốc lộ.

Trong đó đoạn Chơn Thành - Vĩnh Thuận (Kiên Giang) được xác định là đường cao tốc.

Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) cũng đã đồng ý cung cấp tài chính cho dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nối từ cầu Vàm Cống đến Rạch Giá và nối với tuyến tránh Rạch Giá thuộc hành lang ven biển phía Nam. Như vậy, toàn tuyến sẽ khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Hà Tiên - Kiên Giang và bán đảo Cà Mau.

Tuyến Đường N2 đi từ Chơn Thành - Đức Hòa-Thạnh Hóa - Tân Thạnh - Vàm Cống (Lấp Vò) - Mỹ An

Đoạn Ngã Ba Hòa Khánh (Đức Hòa) - Quốc lộ 62 (Thạnh Hóa)

  • Chiều dài:40,6 km.
  • Chiều rộng: 9 m.
  • Tổng vốn: 565 tỷ đồng.
  • Khởi công xây dựng từ năm 2001.
  • Hoàn thành: 2007.
  • Đơn vị thi công: cty246, Tổng cty Xây dựng Trường Sơn, cty 621, cty cổ phần 4 - Thăng Long, cty CP 565, cty cầu 3- Thăng Long.

Đoạn này có 41 cầu (hai cầu lớn là Cầu Tuyên Nhơn, Cầu Đức Hòa và một số cầu nhỏ), 50 cống và cứ khoảng 500m lại có 1 kênh hay rạch nhỏ và hẹp.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận nói phải nhắc đến tiếng chậm nhưng có vô vàn vướng mắc mà bản thân nhà quản lý lẫn đơn vị thi công chẳng hề mong muốn, họ đã cần mẫn, âm thầm cố gắng trong hết khả năng.

Thực tế là từ đầm lầy, đất phèn người thi công phải dùng thuyền ghe, sà lan len lỏi đưa thiết bị, vật liệu vào chân công trình trong những ngày đầu. Thì nay một con đường dài hơn 40km đắp cao ráo đã xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười, xe ôtô đã lưu thông, có tráng nhựa hoàn chỉnh nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân vùng trũng ĐBSCL.

Thời gian thi công kéo dài, như địa hình phức tạp, thi công khó khăn do kênh rạch chằng chịt, thiết bị lớn khó vào được trong khi vận chuyển hoàn toàn bằng đường sông,sông nhỏ, vật liệu phải tăng bo nhiều lần để vào công trường.

Khu vực sình lầy, hướng tuyến hoàn toàn mới, nhiều nhà thầu gặp lúng túng trong giai đoạn đầu, thời tiết ở Nam Bộ chỉ thi công nền được 6 tháng mùa khô, còn lại lũ về, nước trắng đồng làm ngập các hầm đất. Đợi đến mùa khô mất một tháng liền để bơm nước ra khỏi hầm, lấy đất ra cũng phải đợi khô ráo mới thi công được, tuy nhiên sau đó hầm đất bị đóng cửa, mất khá nhiều thời gian để chuyển đổi dùng cát thay đất.

Ban Mỹ Thuận cũng nghiêm khắc xử lý mạnh các nhà thầu trì trệ, bị nhắc nhở nhiều lần về việc quá chậm tiến độ cho dù không gặp khó khăn gì. Cụ thể đã cắt chuyển toàn bộ khối lượng của Cty 246 (gói 3) cho Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn (đang thi công gói 4) và Cty 621 (Bộ Quốc phòng). Cắt 2km của gói thầu 11 - Cty Cổ phần 4 - Thăng Long giao cho Cty CP 565 (đang thi công gói 6, 8), các đơn vị nhận phần cắt chuyển đều có thực lực và tinh thần trách nhiệm tốt. Sau khi có động thái quyết liệt, khối lượng tăng lên khá nhanh, chủ đầu tư đánh giá cao các nhà thầu thi công tốt trên tuyến như Cty cầu 3 - Thăng Long, TCT Xây dựng Trường Sơn, Cty CP 565…

Ngoài việc là con đường đóng vai trò lưu thông, N2 còn giúp thoát lũ, tránh lũ, phát triển KT-XH vùng Đồng Tháp Mười, đã có nhiều nhà máy, khu dân cư đón đầu khi con đường sắp đến ngày về đích.

Tuyến Đường N2 (nối dài) gồm hai đoạn với tổng chiều dài 61km, được xây dựng với qui mô mặt đường rộng 7m, tổng vốn đầu tư hơn 1.580 tỉ đồng, dự kiến được xây dựng trong giai đoạn 2006-2008. Đến thời điểm này dự án tuyến N2 (nối dài) đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn thành khoảng 65% khối lượng giải phóng mặt bằng, trong đó tiếp tục thi công:

Đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

(bao gồm cả đoạn Củ Chi - Đức Hòa).

Ngày 6-1-2009, tại xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty CP công trình giao thông Tây Ninh và Công ty CP công trình 6 (Bộ Giao thông vận tải) khởi công tuyến đường Chơn Thành - Đức Hòa.

Tuyến đường đi qua các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.

Tổng chiều dài 84 km, thiết kế bề rộng mặt đường 27m, lề đường mỗi bên 3m. Tuyến đường này có 16 chiếc cầu, trong đó có 2 chiếc cầu vượt và tổng vốn đầu tư từ nguồn Trái phiếu Chính phủ là hơn 3.000 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thành (dự kiến vào năm 2011), đây là tuyến đường huyết mạch kết nối hành lang kinh tế từ khu vực Bắc bộ qua khu vực Trung bộ, Tây nguyên, Đông Nam Bộ. Đặc biệt tuyến đường góp phần tăng cường hoạt động giao lưu kinh tế, luân chuyển hàng hóa giữa các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam với khu vực Đồng bằng sông Cửu long và các nước Đông Nam Á.

Đoạn từ Củ Chi - Đức Hòa và Thạnh Hóa - Mỹ An

Giá trị hợp đồng: 116 tỷ 411 triệu. Giá trị thực hiện: 116 tỷ 411 triệu. Ngày ký hợp đồng: 02/11/2007. Ngày khởi công: 11/2007. Ngày hoàn thành: 09/2009. Cơ quan ký: Được sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định số 3301/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2007. Địa điểm thi công: Km59+280 - Km77+000. Khối lượng công việc: Xây dựng theo đơn giá.

Đoạn Mỹ An - Vàm Cống (Đồng Tháp)

(kể cả tuyến vành đai TP. Long Xuyên).

Dự kiến hoàn thành trước năm 2010. Đối với cầu Cao Lãnh (sông Tiền) và Vàm Cống (sông Hậu), Chính phủ và các Bộ đang xúc tiến đầu tư, trong đó đàm phán vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để đầu tư cầu Vàm Cống và vốn của Chính phủ Australia để đầu tư cầu Cao Lãnh, cố gắng khởi công khoảng năm 2010 và hoàn thành vào năm 2015. Hiện nay, ADB đã đồng ý hỗ trợ kỹ thuật để nghiên cứu dự án khả thi 2 chiếc cầu này.

Tổng chiều dài của đoạn đường này là 49km.

Được xây dựng một số đoạn đi trùng

với đường tỉnh ĐT846, ĐT847 được nâng cấp hệ thống cầu, đường vượt lũ với mặt đường rộng 7,0m, nền đường 9,0m, đặc biệt đoạn nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống trong giai đoạn thông tuyến sẽ được đầu tư đúng theo quy hoạch đường cao tốc 04 làn xe, vận tốc đạt 100km/h (trong giai đoạn thông tuyến, chỉ đầu tư 02 làn xe). Riêng cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh, đều chọn phương án kết cấu nhịp chính cầu dây văng, với chiều dài nhịp giữa 450m, chiều rộng cầu 22,5m, chiều cao thông thuyền 37,5m, tổng chiều dài phần cầu chính cầu Cao Lãnh là 2.080m, cầu Vàm Cống là 2.073m.

Đoạn từ Thạnh Hóa đến huyện Tháp Mười

Đoạn từ Chơn Thành đến Vàm Rầy

Đoạn Năm Căn - Đất Mũi

0