Tuần 5: Chính tả Một chuyên gia máy xúc
TUẦN 5: CHÍNH TẢ MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC Câu 1: Nghe - viết bài Một chuyên gia máy xúc (từ “Qua khung cửa”.._..đến “những nét giản dị thân mật”) SGK TV5 tập 1 trang 45. Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết bài đã cho. Viết xong, đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa ...
TUẦN 5: CHÍNH TẢ MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC Câu 1: Nghe - viết bài Một chuyên gia máy xúc (từ “Qua khung cửa”.._..đến “những nét giản dị thân mật”) SGK TV5 tập 1 trang 45. Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết bài đã cho. Viết xong, đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa chữ ấy. Chú ý viết đúng mẫu chữ và tốc độ theo quy định. Câu 2: Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn Anh hùng Núp tại Cu-ba (SGK TV5 tập 1 trang 47). Giải thích ...
TUẦN 5: CHÍNH TẢ
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Câu 1: Nghe - viết bài Một chuyên gia máy xúc (từ “Qua khung cửa”.._..đến “những nét giản dị thân mật”) SGK TV5 tập 1 trang 45.
Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết bài đã cho. Viết xong, đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa chữ ấy. Chú ý viết đúng mẫu chữ và tốc độ theo quy định.
Câu 2: Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn Anh hùng Núp tại Cu-ba (SGK TV5 tập 1 trang 47). Giải thích quy tắc ghi dấu thanh áp dụng trong mỗi tiếng em vừa tìm được.
Gợi ý: Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong đoạn văn. Đó là những tiếng: “của, múa, cuốn, buôn, cuộc".
- Các tiếng của, múa không có âm cuối, dấu thanh ghi trên âm đầu của nguyên âm đôi ua (trên âm u).
- Các tiếng cuốn, cuộc có âm cuối Hên dâu thanh ghi ở âm thứ hai của nguyên âm đôi uô (trên hoặc dưới âm ô).
Tóm lại: Trong tiếng Việt những tiếng nào có nguyên âm đôi như hai trường hợp trên đều ghi dấu thanh như thế cả.
Câu 3: Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
- ..... người như một.
- Chậm như .....
- Ngang như .....
- Cày sâu ..... bẫm.
Gợi ý: Tìm tiếng có chứa uô hay ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ đã cho, như sau:
- Muôn người như một.
- Chậm như rùa.
- Ngang như cua.
- Cày sâu cuốc bẫm.