06/02/2018, 00:32

Tuần 12 – Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tuần 12 – Phong cách ngôn ngữ báo chí Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Báo chí có nhiều loại và cách phân loại báo chí cũng theo nhiều tiêu chí khác nhau: a) Phân loại báo chí theo phương tiện, ta có: báo viết (báo Nhân Dân, báo Thanh niên, báo Lao ...

Tuần 12 – Phong cách ngôn ngữ báo chí

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Báo chí có nhiều loại và cách phân loại báo chí cũng theo nhiều tiêu chí khác nhau:

a) Phân loại báo chí theo phương tiện, ta có: báo viết (báo Nhân Dân, báo Thanh niên, báo Lao động,…), báo nói (Đài tiếng nói Việt Nam,…), báo hình (Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội,…), báo điện tử (báo trên mạng In-tơ-nét,…).

b) Phân loại báo theo định kì xuất bản, ta có: báo hằng ngày (nhật báo), báo hằng tuần (tuần báo), báo hằng tháng (nguyệt báo, nguyệt san), báo hằng năm (niên báo),…

Phân loại theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội, ta có các loại báo như: Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Giáo dục và thời đại, Pháp luật,…

c) Phân loại theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, ta có các loại báo: Nhi đồng, Tiền phong, Phụ nữ, Sinh viên,…

2. Ngôn ngữ báo chí thực chất là ngôn ngữ thông tin, tức là truyền tin cho mọi người trong cộng đồng được biết. Báo chí cần hướng đến việc trả lời các câu hỏi như: đâu? Khi nào? Cái gì xảy ra? Xảy ra như thế nào? Ý kiến bình luận?

Nếu chỉ viết ngắn, thông tin về các sự kiện trên, ta có thể loại tin tức. Nếu đưa tin có miêu tả, tường thuật chi tiết, ta có phóng sự báo chí (còn gọi là điều tra, ghi chép). Nếu dựa vào tin tức để đưa ra quan điểm chính trị phân tích, bình luận, ta có bình luận báo chí. Nếu dựa vào tin tức để bình luận nhưng viết ngắn gọn dễ đọc, có giọng hài hước, châm biếm, đả kích, ta có tiểu phẩm báo chí.

Nói một cách ngắn gọn, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin được dùng trong bốn thể loại chính của báo chí: tin tức, phóng sự, bình luậntiểu phẩm.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân biệt bản tinphóng sự.

a) Bản tin:

– Thông tin sự việc.

– Yêu cầu chính xác, khách quan.

b) Phóng sự (ngắn):

– Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.

– Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.

2. Để viết được mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp cần chú ý các yếu tố sau:

a) Thời gian: vào một thời điểm nhất định (thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày cuối học kì,…).

b) Địa điểm: lớp.

c) Sự kiện: chú ý những sự kiện nổi bật.

d) Đưa ra ý kiến (ngắn gọn) về sự kiện.

Tin ngắn có những yêu cầu là: chính xác, khách quan (trừ kiểu bài bình lụận thời sự).

Mai Thu

0