Tư tưởng Hồ Chí Minh về phúc lợi xã hội
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một thách thức lớn, vì đây là một di sản đồ sộ, phong phú và sâu sắc. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi vẫn mạnh dạn đặt ra cho mình nhiệm vụ này, ít nhất vì những lý do sau đây. Trong bối cảnh ...
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một thách thức lớn, vì đây là một di sản đồ sộ, phong phú và sâu sắc. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi vẫn mạnh dạn đặt ra cho mình nhiệm vụ này, ít nhất vì những lý do sau đây.
Trong bối cảnh biến đổi xã hội nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay, các vấn đề phúc lợi xã hội đang nổi lên như là một trong những chủ đề trung tâm. Do sự phát triển nhanh của nghiên cứu xã hội về thực tế Việt Nam, ngày càng tích tụ một khối lượng dữ liệu và thông tin đáng kể, tạo điều kiện rút ra nhiều tri thức mới cần thiết cho quản lý xã hội. Tuy nhiên, có vẻ như là vẫn còn thiếu những nền tảng lý luận và tư tưởng để tạo ra một khuôn khổ khái niệm cho việc xử lý khối lượng kiến thức trên. Trở lại nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một đòi hỏi cấp bách hiện nay để các nhà nghiên cứu có thể tham khảo, tạo dựng những khung phân tích phù hợp với
thực tế phúc lợi hiện nay.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) đã xác định cùng với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của dân tộc. Điều này đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho một bước phát triển mới về nghiên cứu Hồ Chí Minh. Đã có những biến đổi quan trọng trong giới nghiên cứu và về mặt định chế khoa học đối với việc nghiên cứu di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng loạt đề tài khoa học cấp quốc gia và nhiều công trình đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh; thành lập một số cơ sở nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng của Người, đưa Tư tưởng Hồ Chí Minh lên thành môn học độc lập và giảng dạy rộng rãi.
Cần ghi nhận hai thực tế là nhiều công trình khoa học đã phân tích những khía cạnh khác nhau trong di sản tư tưởng của Hồ Chủ Tịch, chẳng hạn các quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, về đại đoàn kết, về nhà nước, về phụ nữ, về chính sách xã hội, ... Tuy nhiên,cho đến nay chưa thấy công trình nào quan tâm đến di sản tư tưởng của Người về phúc lợi xã hội. Thứ hai, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã lôi cuốn mối quan tâm của nhiều bộ môn khoa học, như triết học, kinh tế học, chính trị học, luật học, khoa học quân sự,... Tuy nhiên, còn rất ít những công trình nghiên cứu di sản này từ góc độ xã hội học, được thực hiện bởi các nhà chuyên môn xã hội học.
Như trên đã nói, đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu ở đây là chấp nhận một thách thức lớn. Tuy nhiên, cần sớm bắt đầu con đường khó khăn song đầy hứa hẹn. Đề tài "" là một bước đi ngắn đầu tiên trên hướng nghiên cứu mới mẻ này đối với xã hội học.
- Đặt vấn đề
- Khái niệm phân tích
- Tư tưởng phúc lợi xã hội Hồ Chí Minh thời kỳ cách mạng trước cách mạng tháng tám 1945
- Tư tưởng phúc lợi xã hội Hồ Chí Minh thời kỳ cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp
- Tư tưởng phúc lợi xã hội Hồ Chí Minh thời kỳ Xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Kết luận
Xem chi tiết tại đây