13/01/2018, 22:26

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. MB: – “Bàn luận về ...

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

MB:

– “Bàn luận về phép học” là phần trích bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học.

– Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt muốn học tốt thì phải đi đôi với hành.

TB:

Việc học gắn với hành thực chất đó cũng là vấn đề giữa lí thuyết và thực tiễn:

– Luận điểm: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.

– Học kết hợp với hành có ý nghĩa rất to lớn để xác định giá trị thực, giả của một kẻ tri thức. Những người kết hợp học với hành trong quá khứ thường là những bậc hiền tài lỗi lạc.

– Học để thành tài rồi dùng cái tài ấy mà giúp ích cho đời là con đường của những người chân chính. Những người có học đích thị luôn là những người cần thiết cho nước nhà. Dù nhiều lúc có bị o ép không thể tung bay đôi cánh chim bằng do hoàn cảnh nhưng tri thức chân chính luôn tìm được chỗ hành đạo có ích cho đời.

– Những tấm gương về “học” gắn với “hành”: kĩ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ,… Học với hành tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa chuyên môn và nhân cách.

– Những lối học hình thức hiện nay cần phải lên án.

KB:

Luận điểm của Nguyễn Thiếp vừa có tính thiết thực, vừa thâm thúy, sâu sắc. Nó vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.

0