06/02/2018, 00:30

Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình)

Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình) Hướng dẫn Câu 1 Đoạn trích trên có thể chia thành ba đoạn nhỏ. 1. Bốn câu đầu: Cảnh sống của Kiều ở lầu xanh. 2. Tám câu kế: Nỗi đau xót, tủi nhục của Kiều. 3. Còn lại: Nỗi cô đơn đau khổ của Kiều. Câu 2 Các hình ảnh bướm ong, ...

Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình)

Hướng dẫn

Câu 1

Đoạn trích trên có thể chia thành ba đoạn nhỏ.

1. Bốn câu đầu: Cảnh sống của Kiều ở lầu xanh.

2. Tám câu kế: Nỗi đau xót, tủi nhục của Kiều.

3. Còn lại: Nỗi cô đơn đau khổ của Kiều.

Câu 2

Các hình ảnh bướm ong, cuộc say, trận cười, các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh thể hiện bút pháp ước lệ của Nguyễn Du. Bút pháp này giúp tác giả dù tả thực phản ánh số phận thực tế của nhân vật chính Thúy Kiều và cảnh sống nhơ nhớp ô nhục ở lầu xanh mà vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật này. Qua đây cho thấy thái độ trân trọng, đầy cảm thông của Nguyễn Du đối với nhân vật chính của mình. Điều này nhất trí trong toàn bộ tác phẩm – Truyện Kiều.

Câu 3

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã khai thác triệt để các hình thức đối xứng với mục đích tô đậm thêm nỗi thương thân xót phận của nhân vật.

– Tiểu đối trong bốn chữ: bướm lả / ong lơi, lá gió / cành chim, dày gió / dạn sương, bướm chán / ong chường, mưa Sở / mây Tần, gió tựa / hoa kề.

Thư pháp này chỉ những cụm từ thông thường tạo nên quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh mức độ cao hơn của nội dung cụm từ thông thường.

– Tiểu đối trong một câu: Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm / bốn bề trăng thâu. Lối tiểu đối này có giá trị nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.

– Đối xứng nên giữa hai câu thơ lục / bát

Khi sao phong gấm rủ là / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường / (tương phản mãnh liệt giữa quá khứ êm đềm hạnh phúc và hiện tại đầy nghiệt ngã); Mặt sao dày gió dạn sương / Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân (nhấn mạnh có ý so sánh: thân thể còn đau khổ hơn là sự bẽ bàng chua chát trên vẻ mặt); Mặc người mưa Sở mây Tần / Những mình nào biết có xuân là gì (tương phản người / ta).

Tác dựng của các hình thức đốì xứng này là nhấn mạnh ý cần nói, nhấn mạnh nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật. Có thể nói trong một khuôn khổ hết sức cô đọng của các câu thơ lục bát, tác giả Truyện Kiều đã thể hiện để khai thác triệt để các biện pháp tu từ để tăng hiệu quả tối đa.

Câu 4

Nỗi thương mình của nhân vật Thúy Kiều có ý nghĩa thật mới mẻ đôi với văn học trung đại nước ta, về sự tự ý thức của con người cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ. Bởi lẽ từ ngàn xưa, người phụ nữ vốn được lễ giáo phong kiến ràng buộc đè nén để an phận thủ thường, cam chịu và nhẫn nhục. Ở đây khi nhân vật Thúy Kiều: Giật mình, mình lại thương mình xót xa thì điều này đã nội hàm ý nghĩa “cách mạng” trong sự tự ý thức. Con người, đặc biệt là người phụ nữ, không chỉ biết cam chịu, hi sinh, nhẫn nhục mà đã bắt đầu có tự ý thức về nhân cách, phẩm giá bản thân tức là đã ý thức về quyền sống cá nhân của bản thân. Nên nhớ thương thân xót phận mình là hiện tượng khá phổ biến trong văn thơ thế kỉ XVIII (Tự tình của Hồ Xuân Hương…) nhưng dưới ngòi bút nhân đạo tài hoa của Nguyễn Du chủ đề này được thể hiện sâu sắc hơn nhiều.

Câu 5

Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấy hiếu làm trinh – Bụi nào cho đục được mình ấy vay?” Thật ra, việc Kiều “trinh” hay “dâm” là một vấn đề còn tranh luận nhiều trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ xưa đến nay.

Dưới ngòi bút nhân đạo và tài hoa của Nguyễn Du, đoạn trích này thể hiện một Thúy Kiều với tâm hồn cao thượng, dù phải sống giữa chôn bùn đen nhơ nhớp vẫn thanh cao. Nét đặc sắc của tác giả là để viết về thực tế khó viết ấy vẫn tôn trọng sự thật, mà không hạ thấp nhân vật, đặc biệt là vẫn thể hiện được nhân cách của nhân vật, vẫn bộc lộ được thái độ trân trọng, sự cảm thông của ông và đặc biệt là nói lên được sự đau khổ thương thân xót phận của nhân vật.

Mai Thu

0