Truyện cười dân gian - Quan đấy...

Truyện cười dân gian "Quan đấy" nói về cậu bé Xiển Bột với tài trí và sự can đảm của mình đã "chơi" vị quan hống hách, ngang ngược một vố nhớ đời. Đây là một truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện cười dân gian: Quan đấy... Năm nào ...

   Truyện cười dân gian "Quan đấy" nói về cậu bé Xiển Bột với tài trí và sự can đảm của mình đã "chơi" vị quan hống hách, ngang ngược một vố nhớ đời. Đây là một truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam.

 

  Truyện cười dân gian: Quan đấy...

 

  Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che.

 

  Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

 

  - Chó bao nhiêu?

 

  Xiển trả lời: Quan đấy!

 

 

  Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

 

  - Ai xui mày ăn nói như thế?

 

  Xiển đáp:

 

  - Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

 

  Quan hỏi: – Mày là con cái nhà ai?

 

  Xiển trả lời: – Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh

 

  - Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

 

  Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

 

  Xiển hỏi:

 

  - Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

 

  Quan đáp: – Ðược.

 

  Xiển lại hỏi:

 

  - Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

 

  Quan lại đáp: – Ðược!

 

  Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: – Không được hỏi nữa. Ðối đi!

 

  Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

 

  Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.

 

  Từ đầu đến cuối truyện cười này là màn đối đáp giữa tên Quan hống hách, ngang ngược với cậu bé Xiển thông minh, nhanh trí. Quan đã bị Xiển không ít lần châm chọc mà không nói được nửa lời. Lúc Xiển thì Xiển ví quan là con chó, lúc lại ví quan là tên vô học, lúc lại chửi xéo quan trong câu đố của mình. Phải chăng đó chính là nguyện vọng của người dân gửi gắm vào câu chuyện dân gian này với mong muốn được một lần nói lên tiếng nói của mình, đứng lên chống lại sự áp bắc của xã hội phong kiến đầy bất công?

0