Trong những năm 1930 – 1945
1. Trong những năm 1930 – 1945. a) Luận cương chính trị tháng 10- 1930 Tháng 4-1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban ...
1. Trong những năm 1930 – 1945.
a) Luận cương chính trị tháng 10- 1930
Tháng 4-1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ của Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam
thành Đàng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức vả cừ Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Nội dung luận cương:
– Đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa ; phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư
sản dân quyền ở Đông Duơng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
– Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản để quốc.
– Vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương là: lúc đầu cách mạng Đông Dương là một cuộc “cách nạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
– Khẳng định nhiệm vụ cả cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ này, ” vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để đảng dành quyền lãnh đạo dân cày.
– Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.
– Về phương pháp cách mạng: Để đạt đuợc mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo động để dành chính quyền lã một nghệ thuật, “phải tuân theo khuân phép nhà binh”.
– Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sàn thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
– Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính thị đúng đắng, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh đề đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Ý nghĩa của luận cương:
Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chính lược cách mạng mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị với Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt có mặt khác nhau. Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam vả đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu; đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau: Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam. Thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng Sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Đường cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt. Ngày 18-11-1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng coi việc đoàn kết toàn dân thành một lực lượng thật rộng rãi, lấy công- nông làm hai động lực chính là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng đã tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dân tộc, về vai trò của Hội phản đế đồng minh trong cách mạng ở thuộc địa.
b) Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.
Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ-Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930-1931 đã tập hợp được đông đảo quần chúng công nông, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc, phong kiến với hình thức quyết liệt khắp cả Bắc, Trung, Nam, làm rung chuyển nền thống trị của chúng. Riêng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chính quyền địch ở nhiều làng, xã bị tan rã, trở thành các làng đổ do nhân dân làm chủ, xuất hiện chính quyền của nhân dân mô phỏng theo các Xô-viết trong cách mạng Nga, đưa lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân. Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã Ể-Tìg tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ Toàn bộ Ban chấp hành Trung ương bị bắt. Tòa án chính quyền thực dân Pháp mở các phiên tòa đặc biệt để xét xử những người cách mạng.
Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng ta và quần chúng cách mạng bị tổn thất nặng nề, song thành quả lớn nhất của “phong trào cách mạng 1930-1931 mà quân thù không thể xóa được là: Đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình; đã đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Cao trào cũng đem lại cho đông đảo quần chúng, trước hết là công — nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng của bản thân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ tinh thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng trong -những năm 1930-1931, Đảng ta và quần chúng cách mạng đã vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.
Sự khủng bố của kẻ thù không làm các chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng. Trong bối cảnh đó, một số cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra, nhiều chi bộ đảng ở trong nhà tù vẫn được thành lập, hệ thống tổ chức đảng từng bước được phục hồi.
Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng ở Cao Bằng, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác ở miền Nam vẫn được duy trì và bám chắc quần chúng để hoạt động. Nhiều đảng viên vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Các Xứ ủy Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã lần lượt được lập lại trong năm 1931 và 1933. Nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ cũng lần lượt được phục hồi. Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức cùa Đảng được thành lập.
Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Đảng vả hầu hết ủy viên các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều người đã hy sinh, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng mội số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và khẳng định: Công nông Đông Dương dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản sẽ nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Để chuẩn bị cho cuộc võ trang bạo động sau này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn. Những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng được nêu lên trong Chương trình hành động là: thứ nhất, đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài; thứ hai, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình; Thứ ba, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác; thứ tư, bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.
Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện; trong xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng… Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng được Đảng quan tâm lãnh đạo, nhất là chống chủ nghĩa duy tâm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thực hiện “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với những biện pháp tổ chức và đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.
Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động ,thu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc… Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư. Thành công của Đại hội đã khẳng định trên thực tế phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng đã được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Đông Dương.