04/06/2017, 22:50
Trình bày ý kiến của em về hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta ...
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu: Không thầy đố mày làm nên.
Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn:
Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?
Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hóa vai trò của người thầy. "Học thầy không tày học bạn" lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn.
Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai câu tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai đều có điểm chưa thỏa đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thỏa đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hóa tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tư thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng kĩ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy.
Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" chưa thỏa đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tày học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tày học bạn" là sai.
Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lí trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn, hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ.
Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kì lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tày học bạn" sẽ rất chông chênh.
Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" dường như là mâu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bổ ích, hoàn chỉnh: vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đôi với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.
Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?
Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hóa vai trò của người thầy. "Học thầy không tày học bạn" lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn.
Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" chưa thỏa đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tày học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tày học bạn" là sai.
Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lí trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn, hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ.
Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kì lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tày học bạn" sẽ rất chông chênh.
Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" dường như là mâu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bổ ích, hoàn chỉnh: vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đôi với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.