04/06/2017, 22:50
Đọc Tắt đèn, Nguyễn Tuân nói rằng Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.
Rằng cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần chúng nông dân chống Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ hãy trình bày ý kiến về nhận định trên. Tiếng trống và tiếng tù và thúc liên hồi đã làm bật ra kẻ nghèo, người giàu ở ...
Rằng cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần chúng nông dân chống Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ hãy trình bày ý kiến về nhận định trên.
Tiếng trống và tiếng tù và thúc liên hồi đã làm bật ra kẻ nghèo, người giàu ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Mọi gia đình nông dân đều bị cuốn hút vào cơn sốt ác tính định kì trong vụ sưu thuế! Sáng nay, tiếng trống vẫn đổ hồi, đường làng vắng vẻ, nếu có ai đi thì cũng hối hả, vội vàng!
Gia đình chị Dậu đã phải bán đi một đứa con, và đàn chó mới tạm có một ngày sum họp vui vẻ, có không khí đầm ấm. Mới đêm hôm qua thôi, anh Dậu còn bị trói rũ rượi như cái xác chết ở ngoài đình, giờ này anh đã tỉnh lại với vợ và mấy đứa con sau mấy ngày kinh hoàng, tan hoang. Cả nhà đang quây quần xung quanh nồi cháo sắp chín... Nỗi nguy hôm qua đã qua rồi, còn nỗi nguy mới sắp đến thì chưa đến... Mọi sự đối với chị Dậu lúc này là chăm sóc cho chồng ăn một bát cháo. Đó là tất cả cố gắng của chị trong mấy ngày qua để cho anh hồi sức lại.
Nào ngờ, giữa lúc đó, tai họa lại ập đến. Giây phút tạm yên ổn của gia đình chị Dậu đã chấm dứt một cách phũ phàng, tội nghiệp! Anh Dậu vừa cố ngồi dậy run rẩy đỡ bát cháo từ tay vợ vừa mới để lên miệng, chưa kịp húp, còn chị Dậu đang nhìn xem anh ăn cháo có ngon không... thì hai thằng “tay sai sầm sập” bước vào. Trong tay chúng đầy những khí cụ tra tấn, hành hạ như “roi song, tay thước và dây thừng”... Sao chúng giống bọn “sai nha” mà Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều.
“Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” hoặc có khác gì lũ ác nhãn Khuyển Ưng:
“Ầm ầm khốc quỉ kinh thần mọc ra”.
Tên thứ nhất là “anh người nhà lí trưởng”, hắn cũng chỉ là đầy tớ được tách khỏi hàng ngũ người nghèo khổ trở thành tay sai cho bọn cường hào.
Tên thứ hai là cai Lệ, một tên tay sai chính tông, chuyên nghiệp, hắn được phái về làng trong lúc “sưu thuế giới kì” để giúp bọn cường hào đốc thuế.
Bước vào nhà, hắn đã gõ đầu roi xuống đất thét mấy lời làm anh Dậu để vội vàng bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra. Bằng giọng của thằng nghiện nhưng nó vẫn khàn khàn quát tháo:
- Thằng kia, ông tưởng mày chết hôm qua, còn sống đây à! Nộp tiền sưu mau.
Chị Dậu sợ hãi, run run, mong dùng lời ngọt ngào để sẽ tìm cách chạy sau: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó... Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất.
Lời trình bày van xin của chị Dậu có lí có tình, thiết tha và cảm động biết bao nhiêu, chỉ cần có một chút xíu lương tâm cũng phải nghĩ lại! Nhưng một “chút xíu” ấy cũng không có ở chúng, chúng chỉ có hung hăng, hầm hè như chó dữ, tán tận lương tâm khi đánh trói người. Tên cai Lệ chạy đến định trói anh Dậu. Mặt chị Dậu xám ngắt, dặt con xuống van xin nó một lần nữa.
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Nhưng tên cai Lệ dữ tợn như chó sói, hắn không thèm nghe mà còn quay lại tát “bốp” vào mặt chị. Đến nước ấy thì quá lắm, không chịu được nữa, một sức mạnh ghê gớm nổi dậy. Nỗi giận dữ bị dồn nén bấy lâu nổ bùng như sấm sét. Chị “nghiến hai hàm răng” với lời thách thức đanh đá, dữ dội: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”. .Không thèm van xin nữa, chị ra tay đấu lực với bọn ác ôn.
Với sự phẫn nộ ngùn ngụt, chị Dậu đã vụt đứng dậy với sức mạnh vô địch như người khổng lồ trong truyện cổ tích. Chỉ một động tác, chị quật ngã tên cai lệ hung tợn. Túm cổ hắn, đẩy ra cửa làm cho ngã chỏng quèo, đến cuộc đọ sức với tên người nhà lí trưởng thì có dằng dai hơn. Hai người đu đẩy, giằng co cái gậy, nhưng số phận của gã phản bội người nghèo này cũng bị chị “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”.
Thật là hài hước khi nhìn hình ảnh hai thằng ác ôn, hung đữ, trong tay đầy khí cự lại bị những cú đòn “trời giáng” phải “ngã chỏng quèo” trên mặt đất mà miệng vẫn lảm nhảm thét lên đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Trong mấy dòng mô tả rất sống động như một đoạn phim ngắn, ngòi bút Ngô Tất Tố đã pha chút hài hước, thậm chí có chút ít phóng đại vẽ lên hai hình ảnh xấu xí, dị dạng của hai tên người nhà ông lí và cai lệ!
Nhưng bằng ngòi bút sắc sảo, chân thực, đồng cảm với số phận nhân vật, Ngô Tất Tố đã tiếp tay cho chị Dậu bồi thêm cho lũ chó má một đòn bút đích đáng.
Bằng bút pháp tả thực, Ngô Tất Tố đã không xui nông dân nổi loạn, chống quan Tây, chống vua ta (mà chỉ phản ánh một thảm trạng thực tế, vạch rõ nguyên nhân khổ cực của dân quê là “nạn sưu cao thuế nặng” và nạn “cho vay cắt cổ” của lũ chúa đất). Nhưng khách quan của tác phẩm đã làm được cái việc như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói.
Chị Dậu đâu có sống ngoài vòng pháp luật, chị sôang hiền hậu, là người đàn bà dân quê thương chồng thương con, tần tảo, chịu đựng. Không có gì đụng chạm đến phép nước lệ làng nhưng xã hội ấy đã đẩy chị đến bước phải chống lại nó, điều mà chị chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng khi đã nghĩ tới, chị đã nói một câu làm cho ai đó có số phận như chị không thể không làm: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Câu nói đó chứa đựng một lẽ sống, một ưu thế của một người lương thiện nhưng không chịu cúi đầu.
Gia đình chị Dậu đã phải bán đi một đứa con, và đàn chó mới tạm có một ngày sum họp vui vẻ, có không khí đầm ấm. Mới đêm hôm qua thôi, anh Dậu còn bị trói rũ rượi như cái xác chết ở ngoài đình, giờ này anh đã tỉnh lại với vợ và mấy đứa con sau mấy ngày kinh hoàng, tan hoang. Cả nhà đang quây quần xung quanh nồi cháo sắp chín... Nỗi nguy hôm qua đã qua rồi, còn nỗi nguy mới sắp đến thì chưa đến... Mọi sự đối với chị Dậu lúc này là chăm sóc cho chồng ăn một bát cháo. Đó là tất cả cố gắng của chị trong mấy ngày qua để cho anh hồi sức lại.
Nào ngờ, giữa lúc đó, tai họa lại ập đến. Giây phút tạm yên ổn của gia đình chị Dậu đã chấm dứt một cách phũ phàng, tội nghiệp! Anh Dậu vừa cố ngồi dậy run rẩy đỡ bát cháo từ tay vợ vừa mới để lên miệng, chưa kịp húp, còn chị Dậu đang nhìn xem anh ăn cháo có ngon không... thì hai thằng “tay sai sầm sập” bước vào. Trong tay chúng đầy những khí cụ tra tấn, hành hạ như “roi song, tay thước và dây thừng”... Sao chúng giống bọn “sai nha” mà Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều.
“Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” hoặc có khác gì lũ ác nhãn Khuyển Ưng:
“Ầm ầm khốc quỉ kinh thần mọc ra”.
Tên thứ nhất là “anh người nhà lí trưởng”, hắn cũng chỉ là đầy tớ được tách khỏi hàng ngũ người nghèo khổ trở thành tay sai cho bọn cường hào.
Tên thứ hai là cai Lệ, một tên tay sai chính tông, chuyên nghiệp, hắn được phái về làng trong lúc “sưu thuế giới kì” để giúp bọn cường hào đốc thuế.
Bước vào nhà, hắn đã gõ đầu roi xuống đất thét mấy lời làm anh Dậu để vội vàng bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra. Bằng giọng của thằng nghiện nhưng nó vẫn khàn khàn quát tháo:
- Thằng kia, ông tưởng mày chết hôm qua, còn sống đây à! Nộp tiền sưu mau.
Lời trình bày van xin của chị Dậu có lí có tình, thiết tha và cảm động biết bao nhiêu, chỉ cần có một chút xíu lương tâm cũng phải nghĩ lại! Nhưng một “chút xíu” ấy cũng không có ở chúng, chúng chỉ có hung hăng, hầm hè như chó dữ, tán tận lương tâm khi đánh trói người. Tên cai Lệ chạy đến định trói anh Dậu. Mặt chị Dậu xám ngắt, dặt con xuống van xin nó một lần nữa.
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Nhưng tên cai Lệ dữ tợn như chó sói, hắn không thèm nghe mà còn quay lại tát “bốp” vào mặt chị. Đến nước ấy thì quá lắm, không chịu được nữa, một sức mạnh ghê gớm nổi dậy. Nỗi giận dữ bị dồn nén bấy lâu nổ bùng như sấm sét. Chị “nghiến hai hàm răng” với lời thách thức đanh đá, dữ dội: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”. .Không thèm van xin nữa, chị ra tay đấu lực với bọn ác ôn.
Với sự phẫn nộ ngùn ngụt, chị Dậu đã vụt đứng dậy với sức mạnh vô địch như người khổng lồ trong truyện cổ tích. Chỉ một động tác, chị quật ngã tên cai lệ hung tợn. Túm cổ hắn, đẩy ra cửa làm cho ngã chỏng quèo, đến cuộc đọ sức với tên người nhà lí trưởng thì có dằng dai hơn. Hai người đu đẩy, giằng co cái gậy, nhưng số phận của gã phản bội người nghèo này cũng bị chị “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”.
Thật là hài hước khi nhìn hình ảnh hai thằng ác ôn, hung đữ, trong tay đầy khí cự lại bị những cú đòn “trời giáng” phải “ngã chỏng quèo” trên mặt đất mà miệng vẫn lảm nhảm thét lên đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Trong mấy dòng mô tả rất sống động như một đoạn phim ngắn, ngòi bút Ngô Tất Tố đã pha chút hài hước, thậm chí có chút ít phóng đại vẽ lên hai hình ảnh xấu xí, dị dạng của hai tên người nhà ông lí và cai lệ!
Nhưng bằng ngòi bút sắc sảo, chân thực, đồng cảm với số phận nhân vật, Ngô Tất Tố đã tiếp tay cho chị Dậu bồi thêm cho lũ chó má một đòn bút đích đáng.
Bằng bút pháp tả thực, Ngô Tất Tố đã không xui nông dân nổi loạn, chống quan Tây, chống vua ta (mà chỉ phản ánh một thảm trạng thực tế, vạch rõ nguyên nhân khổ cực của dân quê là “nạn sưu cao thuế nặng” và nạn “cho vay cắt cổ” của lũ chúa đất). Nhưng khách quan của tác phẩm đã làm được cái việc như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói.
Chị Dậu đâu có sống ngoài vòng pháp luật, chị sôang hiền hậu, là người đàn bà dân quê thương chồng thương con, tần tảo, chịu đựng. Không có gì đụng chạm đến phép nước lệ làng nhưng xã hội ấy đã đẩy chị đến bước phải chống lại nó, điều mà chị chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng khi đã nghĩ tới, chị đã nói một câu làm cho ai đó có số phận như chị không thể không làm: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Câu nói đó chứa đựng một lẽ sống, một ưu thế của một người lương thiện nhưng không chịu cúi đầu.