04/06/2017, 22:50
Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp.
“Hai cây phong” là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan - một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận. Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động ...
“Hai cây phong” là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan - một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.
Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tâm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.
Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần “chúng tôi” (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.
Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người họa sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.
Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.
Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được “lũ nhóc đi chân đất” ấy “làm chấn động cả vương quốc loài chim” ở trên “những cành cao ngất". Ôi, ở đây, “bọn nhóc” còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.
Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng “nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió...”. Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.
Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.
Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất. Đoạn trích chính là một bài ca về tình nghĩa quê hương và về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người”.
Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần “chúng tôi” (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.
Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người họa sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.
Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.
Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được “lũ nhóc đi chân đất” ấy “làm chấn động cả vương quốc loài chim” ở trên “những cành cao ngất". Ôi, ở đây, “bọn nhóc” còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.
Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng “nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió...”. Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.
Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.
Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất. Đoạn trích chính là một bài ca về tình nghĩa quê hương và về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người”.