31/05/2017, 12:52

Trình bày sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước

Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trừ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước ...

Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trừ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên.

Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước

Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trừ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên.

Gợi ý:

1.   Bố cục, Nội dung trữ tình mỗi đoạn

-     Phần đầu: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời”. Cảm nhận của tác giả về đất nước.

-     Phần sau: Phần còn lại: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại.

-     Mạch cảm xúc theo trình tự: từcảm nhận đến triết luận.

2.   Sự cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Sự cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

a)   Các phương diện cảm nhận của tác giả về đất nước

-     Từ phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biển khơi.

-     Từ phương diện lịch sử: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

-     Từ phương diện đời thường: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương, giã, dần, sàng...

Đặc biệt là phương diện văn hoá - phong tục.

b)  So với các tác giả khác cùng viết về đất nước, đây là sự cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn.

Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...) Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thư này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Gợi ý:

a)   Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian:

Tác giả sử dụng chất liệu văn hoá dân gian rất phong phú, khiến cho đoạn thơ có sức sống, sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện cổtích, truyền thuyết, phong tục được huy động. Ví dụ:

-     Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhũng núi Vọng Phu (Truyện Sự tích núi Vọng Phu).

-     Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái (Sự tích hòn Trống Mái).

-     Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm đểlại (Truyện Thánh Gióng).

-     Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long...

b)  Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

c)   Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ.

-     Quenthuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

-     Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

Nguồn: Những bài văn hay
0