Anh/chị hãy nêu một số đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Thuyền về - nước lại, nắng xuống - trời lên, sông dài - trời rộng, bờ xanh - bãi vàng. Hình ảnh này kết hợp với nhịp điệu trên gợi ra âm hưởng trôi chảy, xuôi chiều. Một âm điệu thơ mênh mang xao xuyến giữa hồn thi nhân và núi sông đất nước. a) Từ ngữ, hình ảnh mang ývị cổ điển ...
Thuyền về - nước lại, nắng xuống - trời lên, sông dài - trời rộng, bờ xanh - bãi vàng. Hình ảnh này kết hợp với nhịp điệu trên gợi ra âm hưởng trôi chảy, xuôi chiều. Một âm điệu thơ mênh mang xao xuyến giữa hồn thi nhân và núi sông đất nước.
a) Từ ngữ, hình ảnh mang ývị cổ điển
Đỗ Phủ trong bài Thu hứng. "Lưng trời sóng dựng lòng sông thẳm - Mặt đất mây "đùn cửa ải xa". Huy Cận cũng ảnh hưởng từ "đùn" ấy "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc". Đặc biệt cánh chim trong cổ thi xuất hiện khá nhiều:
- Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)
- Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
(Chiều tối - Hồ Chí Minh)
Phải chăng đây là ý vị cổ điển trong thơ Huy Cận. Đó là hai câu thơ cuối:
Lòng quê dợn dọn vòi con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Người ta hay liên hệ tới Thôi Hiệu, một tác giả Đường thi.
b) Ý vị cổ thi của bài thơ Tràng giang còn được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người.
Chúng ta nhận thức được hình ảnh thiên nhiên vừa mênh mông vô biên, vừa hiu quạnh hoang vắng.
- Có sự hoài cảm trong nỗi buồn cô đơn với nỗi sầu nhân thế. Nỗi buồn của thân phận người dân mất nước.
- Rung động với tạo vật thiên nhiên là niềm thiết tha với giang sơn Tổ quốc.
- Bài thơ mang lại phong vị của Dường thi.
c) Tổchức từ ngữ tạo ra hình ảnh song song
Mặc dù là thơ mới lãng mạn nhưng bài thơ mang đậm dấu ấn của Đường thi.
- Số tiếng trong một câu, số câu trong một khổ. Đây có thể coi là bài tứ tuyệt liên hoàn (4 bài tứ tuyệt, mỗi khổ là một bài). Đây cũng là lí do cho cách chọn phân tích từng khổ thơ. .
- Thơ Đường yêu cầu phải đối triệt để (đối câu, ý, hình, chữ, âm). Song Huy Cận chỉ mượn cái nguyên tắc đối xứng của đôi đê tạo ra vẻ cân xứng, tràng trọng, mở ra các chiều của không gian:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Một nét cổ điển Đường thi đã được cách tân cho phù hợp với tâm lí hiện đại. Đó là những thành công và đóng góp của Huy Cận trong phong trào thơ mới.