Triều Tiên Tuyên Tổ
Vua nhà Triều Tiên Tại vị 1567 - 1608 Đăng quang 1567 Tiền nhiệm Triều Tiên Minh Tông Kế nhiệm Quang Hải Quân Sinh 1552 Hán Thành Mất 1608 (56 tuổi) ...
Vua nhà Triều Tiên
Tại vị 1567 - 1608
Đăng quang 1567
Tiền nhiệm Triều Tiên Minh Tông
Kế nhiệm Quang Hải Quân
Sinh 1552
Hán Thành
Mất 1608 (56 tuổi)
Chosŏn'gŭl 선조
Hancha (Hán tự) 宣祖
Hán-Việt Tuyên Tổ
McCune-Reischauer Sŏn-jo
Romaja quốc ngữ Seonjo
Các vua nhà Triều Tiên
Thái Tổ 1392–1398
Định Tông 1398–1400
Thái Tông 1400–1418
Thế Tông 1418–1450
Văn Tông 1450–1452
Đoan Tông 1452–1455
Thế Tổ 1455–1468
Duệ Tông 1468–1469
Thành Tông 1469–1494
Yên Sơn Quân 1494–1506
Trung Tông 1506–1544
Nhân Tông 1544–1545
Minh Tông 1545–1567
Tuyên Tổ 1567–1608
Quang Hải Quân 1608–1623
Nhân Tổ 1623–1649
Hiếu Tổ 1649–1659
Hiển Tông 1659–1674
Túc Tông 1674–1720
Cảnh Tông 1720–1724
Anh Tổ 1724–1776
Chính Tổ 1776–1800
Thuần Tổ 1800–1834
Hiến Tông 1834–1849
Triết Tông 1849–1863
Cao Tông 1863–1907
Thuần Tông 1907–1910
(1552- 1608), trị vì từ giữa năm 1567- 1608. Ông là vị vua thứ 14 của nhà Triều Tiên. Thời gian đầu khi mới lên ngôi, Tuyên Tổ là một vị vua tốt, biết lo lắng và quan tâm tới chính sự. Nhưng sau này, ông đã bỏ bê việc triều chính. Triều đại của Tuyên Tổ phải đối mặt với cuộc xâm lăng Triều Tiên của Phong Thần Tú Cát từ Nhật Bản. Dù cuộc xâm lược này thất bại, nhưng đã buộc vua Tuyên Tổ và triều đình phải bỏ chạy về phía Bắc Bình Nhưỡng, cho đến khi Minh Thần Tông gửi quân cứu viện sang. Sau khi trở về Hán Thành, ông là người đầu tiên sử dụng điện Deoksugung như một hoàng cung khi tất cả các cung điện khác ở Hán Thành đã bị đốt phá trong thời gian chiến tranh. Ngày nay, vua Tuyên Tổ bị nhận xét là một trong những vị vua bất tài nhất trong lịch sử nhà Triều Tiên, đặc biệt do cách ông đối xử với Đô đốc Lý Thuấn Thuần, nhân vật mà nhiều người cảm thấy xứng đáng được ưu ái cho chiến thắng liên tiếp chống lại cường địch Nhật Bản. Nhưng thay vào đó, ông lại giáng Đô đốc Lý xuống làm lính cho đến khi mất.
Ông có tên húy là Lý Công, sinh ra vào năm 1552 ờ Hán Thành, kinh đô của Vương quốc Triều Tiên, là con trai thứ ba của Deokheung Quân. Lúc đầu, ông được phong làm Hà Thành Quân, nhưng không được nhiều người chú ý vì ông không có nhiều quyền lực cho đến khi trở thành vua. Vị vua trước ông là Triều Tiên Minh Tông, người mà trong thực tế không cai trị đất nước cho đến lúc cuối đời. Mẹ ông, Văn Định Vương Hậu đã nhiếp chính thay Minh Tông cho đến khi bà mất vào năm 1565. Nhưng không lâu, ông cũng qua đời hai năm sau đó. Vua không có con trai để kế vị, vì vậy triêu đình đã phải tìm một thành viên khác trong hoàng tộc để lên ngôi vua. Và cuối cùng Hà Thành Quân mới 15 tuổi được chọn để kế tục vương nghiệp bởi ông còn trẻ và chưa biết gì về chính trị. Ông lên ngôi năm 1567.
Lúc đầu, Tuyên Tổ là một vị vua rất tốt; ông đã cống hiến cuộc sống và triều đại của mình để cải thiện cuộc sống cho dân chúng, cũng như củng cố lại đất nước sau sự mục nát chính trị do cách cai trị tàn bạo của Yên Sơn Quân và các quy định lỏng lẻo trong triều đại Triều Tiên Trung Tông. Ông khuyến khích nhiều học giả Nho giáo, những người bị ngược đãi bởi tầng lớp quý tộc dưới thời Yên Sơn Quân và vua Trung Tông. Tuyên Tổ tiếp tục thực hiện những cải cách mà Minh Tông đang tiến hành, ông trọng dụng nhiều nho sĩ nổi tiếng, trong đó có Yi Hwang, Yi I, Jeong Cheol, và Yu Seong-ryong làm cố vấn.
Tuyên Tổ cải cách lại hệ thống các kỳ thi, đặc biệt là sát hạch quy cách và trình độ. Các kỳ thi trước đây chủ yếu đều liên quan tới văn học, không phải là chính trị hay lịch sử. Ông ra lệnh cho hệ thống này sẽ được cải tổ bằng việc tăng tầm quan trọng của những đề tài khác. Ông cũng phục hồi danh tiếng cho các học giả như Jo Gwang-jo, và lên án sự bại hoại, mục nát của những quý tộc, đáng chú ý là Nam Gon, thừa tướng dưới thời Trung Tông, đã góp phần lớn vào việc tham nhũng. Những hành động này của ông tạo cho dân chúng sự kính trọng và tin tưởng, nhờ thế đất nước có được một thời gian ngắn để ổn định.
Trong số các Nho sĩ được Tuyên Tổ trọng dụng thì Sim Ui-gyeom và Kim Hyowon là hai nhân vật được nhà vua sủng ái nhất. Sim là một cận thần của vương hậu, nặng về bảo thủ. Còn Kim lại là lãnh đạo của tầng lớp quan lại có đầu óc đổi mới và kêu gọi những cuộc cải cách. Các Nho sĩ của Tuyên Tổ bắt đầu phân chia thành hai Đảng phái, đứng đầu bởi Sim và Kim. Những thành viên của hai phe sống xen lẫn trong cùng một khu vực. Nhóm của Sim sống ở phía Tây kinh thành trong khi những người của Kim tập hợp ở phía Đông. Do đó hai phe bắt đầu được gọi là phái Tây Nhân và phái Đông Nhân; hệ thống của hai phe này kéo dài 400 năm đã góp phần vào sự sụp đổ của nhà Triều Tiên.
Ban đầu, phái Tây Nhân nhận được những đặc ân của nhà vua, kể từ lúc Sim theo vương hậu và cũng đã có được sự ủng hộ từ những đại quí tộc. Tuy nhiên, các cải cách của phái Đông Nhân đã giúp họ đoạt được ảnh hưởng và loại dần phái Tây Nhân ra khỏi quyền lực. Thời gian đầu, những cải cách của phái Đông Nhân phát triển nhanh chóng để lấy ảnh hưởng; nhưng sau đó nhiều người trong phái Đông Nhân bắt đầu yêu cầu những người khác kìm hãm các cải cách. Phái Đôg Nhân lại một lần nữa được tách thành phái Bắc Nhân và phái Nam Nhân. Yu Seong-ryong lãnh đạo phái Nam Nhân, trong khi phái Bắc Nhân thậm chí còn bị chia cắt nhiều hơn nữa sau khi không đồng nhất ý kiến qua nhiều vấn đề; phái Đại Bắc Nhân là phái tả cực đoan về vấn đề cải cách, trong khi phái Tiểu Bắc Nhân trở nên ít có đầu óc cải cách hơn so với phái Đại Bắc Nhân, nhưng vẫn còn hướng cải cách hơn phái Nam Nhân.
Những thiên hướng chính trị đã làm cho đất nước suy yếu đi, vì số lượng binh lính phục vụ quân đội cũng là một trong số những vấn đề của cuộc cải cách. Yi I, một người bảo thủ trung lập đã đề nghị nhà vua tăng số lượng quân lính để chống lại những cuộc xâm lược của Nữ Chân và Nhật Bản trong tương lai. Tuy nhiên, cả hai phe đều bác bỏ các đề xuất của Yi, và số lượng quân đội đã được giảm khá nhiều vì đa số mọi người đều tin tưởng rằng nền hòa bình sẽ còn kéo dài. Mãn Châu và Nhật Bản đã nhân lợi dụng cơ hội này để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á, dẫn đến cuộc chiến tranh bảy năm, nền tảng của nhà Thanh ở Trung Quốc mà cả hai việc này đều sẽ dẫn tới sự tàn phá trên bán đảo Triều Tiên.
Tuyên Tổ phải giáp mặt cùng nhiều khó khăn để qiải quyết và đối phó với cả hai mối đe dọa mới. Ông cử nhiều vị tướng có tài cầm quân lên biên giới phía Bắc, trong khi ở phía Nam thì ông chỉ đàm phán với Chức Điền Tín Trường, Phong Thần Tú Cát và Đức Xuyên Gia Khang và lơi lỏng sự bố phòng. Tuy nhiên, sau khi Phong Thần Tú Cát thống nhất Nhật Bản, người Nhật đã nhanh chóng sớm chứng tỏ mình mới thực sự là mối đe dọa của Triều Tiên. Người Triều Tiên bắt đầu quan ngại và lo sợ rằng đất nước mình sẽ bị xâm lăng bởi Nhật Bản. Nhiều quan lại đã khẩn thiết yêu cầu nhà vua gửi sứ thần đến gặp Phong Thần Tú Cát, mục đích chính của họ là để tìm hiểu xem liệu có phải ông ta đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược hay không. Tuy nhiên, hai phái đứng đầu triều đình đã không đồng ý về vấn đề mang tầm quan trọng của đất nước, vì thế một thỏa hiệp đã được thưc hiện và mỗi nhóm sẽ cử một đại diện đến gặp Phong Thần Tú Cát. Khi trở về, báo cáo của các vị đại biểu đã gây ra sự nhầm lẫn và tranh cãi nhiều hơn. Hwang Yun-gil của phái Tây Nhân bảo rằng Hideyoshi đã nâng cao thêm số lượng rất lớn cho quân đội, nhưng Kim Seong-il của phái Đông Nhân lại cho rằng những lực lượng lớn không phải là để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, kể từ lúc ông ta cố gắng hoàn thành những cải cách của mình một cách nhanh chóng để ngăn chặn tình trạng vô kỉ luật và dẹp bỏ nạn cướp bóc đang lan xuống nông thôn. Khi mà phái Đông Nhân đang có tiếng nói trong triều đình lúc bấy giờ thì thông báo của Hwang đã bị bỏ qua, và Tuyên Tổ quyết định không chuẩn bị cho chiến tranh, mặc dù thái độ và lời lẽ của Phong Thần Tú Cát, trong bức thư gửi cho nhà vua rõ ràng cho thấy sự quan tâm của mình trong cuộc chinh phục của châu Á.
Mặc dù Triều Tiên giành được thắng lợi nhưng chiến tranh đã làm cho đất nước bị suy kiệt hết sức nặng nề. Mà các triều đại sau này không bao giờ có thể lấy lại được sự thịnh vượng như trước đây.
Sau khi chiến tranh kết thúc, việc tái thiết đất nước đã bị cản trở bởi hai phe phái lớn trong triều đình. Phái Đông Nhân có thể lực lớn sau chiến tranh, với nhiều người trong số đó được ca ngợi là những anh hùng quân sự (bao gồm cả thừa tướng Yu Seong-ryong). Sau đó, phái Đông Nhân lại bị chia rẽ giữa những người vào trước và sau, các cuộc tranh giành của những phe phái trở nên thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Tuyên Tổ chán nản, không màng đến chính sự nên để cho thế tử Quang Hải giải quyết thay mình. Tuy nhiên, khi vương hậu sinh được vương tử cho nhà vua thì vấn đề kế vị lại trở thành một sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều (vì Quang Hải là con thứ hai của cung phi họ Kim). Tuyên Tổ băng hà năm 1608, khi tranh chấp trong nội bộ triều đình và mối đe dọa từ ngoại bang vẫn còn phủ bóng đen lên bầu trời Triều Tiên.
Vĩnh Xương Đại Quân Lý Nghĩa (永昌大君李㼁) (1606- 1614);
Lâm Hải Quân Lý Duật (臨海君李珒) (1572 - 1609);
Quang Hải Quân Lý Hồn (光海君李琿) (1575 - 1641);
Nghĩa An Quân Lý Thành (義安君李珹) (1577 - 1588);
Tín Thành Quân Lý Dực (信城君李珝) (1578 - 1592);
Định Viễn Quân Lý Phu (定遠君李琈) (1580 - 1619);
Thuận Hòa quân Lý Thổ (順和君李