25/05/2018, 14:07

Triết học Tâm thức

Triết học tâm thức, theo là bộ môn triết học nghiên cứu bản chất tâm thức, các hiện tượng của tâm thức, các chức năng tâm thức, các đặc tính của tâm thức, ý thức và mối quan hệ giữa chúng với cơ thể con người. Và do vậy luận đề về mối quan hệ giữa tâm thức ...

Triết học tâm thức, theo là bộ môn triết học nghiên cứu bản chất tâm thức, các hiện tượng của tâm thức, các chức năng tâm thức, các đặc tính của tâm thức, ý thức và mối quan hệ giữa chúng với cơ thể con người. Và do vậy luận đề về mối quan hệ giữa tâm thức và cơ thể thường được xem là vấn đề trung tâm trong triết học tâm thức mặc dù trong triết học tâm thức còn đề cập cả nhiều vấn đề khác liên quan đến bản chất của tâm thức mà không có mối liên hệ với cơ thể con người.

Trong triết học tâm thức, trên cơ sở trả lời cho luận đề tâm thức-cơ thể như nói trên mà có thể chia các tư tưởng của các nhà triết học thành hai trường phái chính: thuyết nhị nguyên và thuyết nhất nguyên. Thuyết nhị nguyên cho rằng tâm thức và cơ thể là tách rời khỏi nhau, thuyết này được khởi nguồn từ Plato, Aristotle và các trường phái Sankhya và Yoga trong triết học Ấn độ giáo, nhưng được René Descartes sống vào thế kỷ 17 chính thức đề cập, xây dựng và phát triển. Trong thuyết nhị nguyên, có phái nhị nguyên dạng chất cho rằng tâm thức là một dạng chất tồn tại độc lập, trong khi phái nhị nguyên đặc tính cho rằng tâm thức là một nhóm các đặc tính độc lập được phát triển từ bộ não và không thể được xem chỉ đơn giản là chính bộ não nhưng không phải là một dạng tồn tại độc lập.

Trường phái nhất nguyên cho rằng tâm thức và cơ thể không phải các tồn tại riêng rẽ. Thuyết này được trường phái Triết học phương Tây của Parmenides ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên nêu ra và sau này được phát biểu lại vào thế kỷ 17 bởi trường phái Duy lý của Baruch Spinoza. Trong nhất nguyên, trường phái Duy vật cho rằng chỉ có các tồn tại được xem là vật chất là có tồn tại, và tâm thức chỉ có thể được giải thích như là các tồn tại được phát triển tuân theo các quy luật theo thuyết duy vật. Cũng được xếp vào nhất nguyên, trường phái Duy tâm cho rằng tâm thức là tất cả mọi dạng tồn tại và thế giới bên ngoài mà ta thấy hoặc là tự nó thuộc về tâm thức hoặc là chỉ là ảo ảnh do tâm thức tạo ra. Phái nhất nguyên trung lâp cho rằng có một dạng chất trung gian mà cả vật chất và tâm thức đều là các đặc tính của một dạng chất còn chưa biết đến này. Trong thế kỷ 20 và 21 các tư tưởng phổ biến trong nhất nguyên đều được phát triển từ chủ nghĩa duy vật, bao gồm thuyết hành vi, thuyết tương đồng (với các hiện tượng bên ngoài), thuyết nhất nguyên đặc biệt (tâm thức là một dạng tồn tại đặc biệt của các hiện tượng vật lý và không tuân theo các quy luật vật lý) và thuyết chức năng.

Các nhà triết học hiện đại về tâm thức hoặc theo đuổi quan điểm duy vật đơn giản (quy các hiện tượng của tâm thức về các hiện tượng vật lý một cách đơn giản) hóa hay phi đơn giản (không quy một cách đơn giản các hiện tượng tâm thức cho các hiện tượng vật lý) có các cách giải thích khác nhau về việc tâm thức tách rời khỏi cơ thể như thế nào. Tất cả các cách tiếp cận trên đều đặc biệt ảnh hưởng đến khoa học nhất là xã hội học, khoa học máy tính, tâm lý học tiến hóa và não học. Các nhà triết học khác, những người không theo cách giải thích duy vật xem tâm thức không thể coi thuần túy được xây dựng từ cơ thể . Trường phái duy vật đơn giản xem tất cả các trạng thái tinh thần và các đặc tính có tính ý thức đều có thể giải thích một cách khoa học bằng các trạng thái và các quá trình sính lý. Còn phái duy vật phi đơn giản xem rằng mặc dù bộ não là tất cả đối với tâm thức hay ý thức nhưng logic hay ngữ pháp và từ vựng dùng để diễn tả tinh thần cũng có vai trò vô cùng quan trọng, và không thể quy đơn giản thành ngôn ngữ hay khoa học vật lý thô thiển. Các nghiên cứu còn đang tiếp tục trong bộ môn não học sẽ giúp trả lời rõ ràng các quan điểm trên trong tương lai tuy nhiên còn rất xa nếu xét những gì đã đạt được và trong khi chờ đợi các nhà triết học hiện đại về tâm thức tiếp tục đặt nghi vấn rằng liệu các thuộc tính chủ quan và mục đích chủ ý của các trạng thái tinh thần khác nhau có thể giải thích được chỉ bằng cách hiểu tự nhiên luận

0