27/05/2018, 17:07

Trai cánh mỏng

Tên tiếng anh: Tên khoa học: Cristaria plicata Tên gọi khác: Cristaria bialata Phân loại ...

Tên tiếng anh:
Tên khoa học: Cristaria plicata
Tên gọi khác: Cristaria bialata
Phân loại
Ngành:
Molusca
Lớp:
Bivalvia
Bộ:
Unionoida
Họ:
Unionidae
Giống:
Cristaria
Loài: Cristaria plicataLea, 1857
Đặc điểm

Trai cỡ lớn, vỏ mỏng, hình elip dài. Chiều dài có thể tới 23 - 25cm. Vùng đỉnh vỏ thấp là vỏ trai dẹp. Cạnh trước tròn đều, cạnh bụng thẳng nghang, hơi lõm ở khoảng giữa, cạnh sau gần tròn. Mặt ngoài vỏ nhẵn, ở con nhỏ có màu xanh vàng với nhiều đường phóng xạ màu xanh lục, ở con lớn màu vàng xanh với đường sinh trưởng thô. Có các dải nâu đen đồng tâm. Xà cừ màu trắng, hơi hồng, ánh ngũ sắc.

trai, trai nước ngọt, trai Việt Nam, Cristaria bialata, trai Cristaria bialata

Là loài trai có sức sống bền bỉ, tuổi thọ cao (trên 08 năm) đặc biệt trai trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng lên đến 2,8 kg/một con, màu xà cừ sáng bóng. 

Phân bố

Trong nước: Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.Phân bố ở đầm Vạc, thung, sông Vạc ở (Vĩnh Phúc), Phú Xuyên, Thanh Trì (Hà Nội), các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, … (Ninh Bình).

Thế giới: Trung Quốc (Hoa Nam).

Tập tính

Thích ứng được với điều kiện thời tiết mùa hạ và mùa đông.

Loài trai xanh cánh mỏng sinh sống ở vùng nước tĩnh, chủ yếu ở đáy bùn cát hoặc bùn nhuyễn phù sa trong các sông, ao đầm, hồ vùng đồng bằng và trung du. Loài trai này có màu sắc bên ngoài màu xanh hoặc xanh nâu.

Sinh sản

Sinh sản vào đầu mùa hạ. Sinh sản vào đầu mùa hạ. Loài trai xanh nuôi trong ao vẫn sinh sản bình thường.

Hiện trạng

Trước năm 1975, gặp phổ biến trong các sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, mật độ khoảng 2 - 3 con/m2 nền đáy. Hàng năm, vào mùa hạ, riêng ở hồ Quảng Bá và hồ Tây (Hà Nội), nhân dân địa phương khai thác hàng trăm kilôgam. Sau năm 1975, đặc biệt từ 1990 tới nay, lượng khai thác hàng năm nhiều, làm giảm số lượng rõ rệt, có thể tới 20%. Số lượng rất biến động theo từng năm phụ thuộc vào khai thác.

Diện tích phân bố trước năm 1975 khoảng 15.000km2. Hiện nay, các đầm hồ bị san lấp nhiều, mặt khác do sự ô nhiễm các sông hồ làm diện tích phân bố giảm rõ rệt, ước tính chỉ còn khoảng 2.000km2.

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thuỷ sản từ trước năm 1996. Kiến nghị: cần giảm cường độ khai thác, khai thác vào mùa không sinh sản, khai thác luân phiên địa điểm, chống ô nhiễm nước sông các khu vực cư trú quan trọng của loài.

trai cánh mỏng, trai, trai nước ngọt, Cristaria bialata

Sản phẩm phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài trên đối tượng trai nước ngọt, loài trai xanh cánh mỏng (Cristaria bialata lea).

0