15/01/2018, 08:59

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 VnDoc mời quý thầy cô và các bạn học sinh ...

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

VnDoc mời quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo tài liệu: . Tài liệu giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức, nâng cao kỹ năng trả lời các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm. Chúc các bạn học sinh học tập tốt và đạt được kết quả cao trong các kì thi.

Câu 1: “Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người đọc” là kiểu văn bản:

a. Miêu tả.         b. Tự sự.        c. Biểu cảm.          d. Thuyết minh.

Câu 2: “Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ khen chê” là kiểu văn bản:

a. Miêu tả.         b. Biểu cảm.      c. Tự sự.          d. Thuyết minh.

Câu 3: “Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới” là kiểu văn bản:

a. Miêu tả.       b. Biểu cảm.       c. Tự sự.         d. Điều hành.

Câu 4: “Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết” là kiểu văn bản:

a. Điều hành.         b. Miêu tả.         c. Tự sự.             d. Thuyết minh

Câu 5: “Trình bày, giới thiệu, giải thích,…nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội” là kiểu văn bản:

a. Thuyết minh.         b. Điều hành.        c. Tự sự.           d. Biểu cảm.

Câu 6: “Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng quan điểm” là kiểu văn bản:

a. Thuyết minh.          b. Điều hành.        c. Tự sự.          d. Lập luận.

Câu 7: Xác định phương thức biểu đạt được dùng trong đọan văn sau:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu nhu con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp ttrong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó, dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một chút đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi: nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

a. Miêu tả, tự sự.          b. Miêu tả, biểu cảm.

c. Tự sự, biểu cảm.     d. Tự sự, thuyết minh.

Câu 8: Xác định phương thức biểu đạt được dùng trong đoạn văn sau:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

a. Tự sự.       b. Miêu tả.        c. Biểu cảm.          d. Tự sự, miêu tả.

Câu 9: Xác định phương thức biểu đạt được dùng trong đoạn văn sau:

“Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp ttrong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó, dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một chút đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi: nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

a. Miêu tả.       b. Biểu cảm.        c. Tự sự.         d. Miêu tả, tự sự.

Câu 10: Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đọan văn sau:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu nhu con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp ttrong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó, dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một chút đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi: nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

a. Tự sự.      b. Biểu cảm.       c. Thuyết minh.            d. Miêu tả.

Câu 11: Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong văn bản sau:

“Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. hương vị quyến rũ đến kì lạ.”

a. Thuyết minh      b. Miêu tả        c. Tự sự         d. Biểu cảm

Câu 12: Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong văn bản sau:

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Gắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hồ Xuân Hương

a. Tự sự        b. Miêu tả         c. Biểu cảm           d. Thuyết minh

Câu 13: Điền khuyết

“Văn bản miêu tả là kiểu văn bản:………… giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người đọc”

a. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

b. Dùng các chi tiết, hình ảnh

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 14: Điền khuyết: “Văn bản tự sự là kiểu văn bản:…………. sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ khen chê”.

a. Dùng các chi tiết, hình ảnh

b. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 15: Điền khuyết: “Văn bản biểu cảm là kiểu văn bản:…………….. cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới”.

a. Dùng các chi tiết, hình ảnh

b. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 16: Điền khuyết: “Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản:…………. nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội”.

a. Dùng các chi tiết, hình ảnh

b. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 17: Điền khuyết: “Văn bản điều hành là kiểu văn bản: ………nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.”

a. Trình bày văn bản theo một số mục nhất định

b. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 18: Điền khuyết: “Văn bản lập luận là kiểu văn bản:…….. để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng quan điểm.”

a. Dùng lí lẽ và dẫn chứng

b. Trình bày một chuỗi sự kiện liên quan đến nhau

c. Trình bày, giới thiệu, giải thích

d. Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm

Câu 19: Văn bản “Bánh trôi nước”, thể hiện nội dung chủ yếu:

a. Miêu tả cụ thể hình dáng màu sắc của bánh trôi nước.

b. Mượn hình ảnh bánh trôi nước để giãi bày phẩm chất của người phụ nữ.

c. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để tố cáo xã hội phong kiến.

d. Miêu tả cách thức làm bánh trôi nước.

Câu 20: Văn bản sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

“Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa, mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào khoảng tháng tư tháng năm ta.”

a. Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm.

b. Thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

c. Thuyết minh, lập luận, biểu cảm.

d. Thuyết minh, miêu tả, lập luận.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2c, 3b, 4a, 5a, 6d, 7a, 8b, 9c, 10a, 11a, 12c, 13b, 14b, 15d, 16c, 17a, 18a, 19b, 20a.

0