15/01/2018, 08:58

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Hidrocacbon no

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Hidrocacbon no Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án Để giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập ngày càng tốt hơn môn Hóa học, quý ...

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Hidrocacbon no

 Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án

Để giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập ngày càng tốt hơn môn Hóa học, quý thầy cô có thêm những tài liệu tham khảo hay phục vụ quá trình giảng dạy VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu: . 

Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.       B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.  D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3 đồng phân.       B. 4 đồng phân.       C. 5 đồng phân.         D. 6 đồng phân

Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?

A. 3 đồng phân.         B. 4 đồng phân.        C. 5 đồng phân.         D. 6 đồng phân

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl?

A. 3 đồng phân.       B. 4 đồng phân.        C. 5 đồng phân.        D. 6 đồng phân.

Câu 5: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6.        B. C3H8.        C. C4H10.         D. C5H12.

Câu 6: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào?

A. ankan.                             B. không đủ dữ kiện để xác định.

C. ankan hoặc xicloankan.  D. xicloankan.

Câu 7:

a. 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử?

A. 8C,16H.        B. 8C,14H.        C. 6C, 12H.         D. 8C,18H.

b. Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:

A. 2,2,4-trimetylpentan.     B. 2,4-trimetylpetan.

C. 2,4,4-trimetylpentan.     D. 2-đimetyl-4-metylpentan.

Câu 8: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là

A. Phản ứng tách.      B. Phản ứng thế.      C. Phản ứng cộng.        D. Cả A, B và C.

Câu 9: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:

A. 1-clo-2-metylbutan.       B. 2-clo-2-metylbutan.

C. 2-clo-3-metylbutan.       D. 1-clo-3-metylbutan.

Câu 10: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:

A. 2,2-đimetylpropan.      B. 2-metylbutan.      C. pentan.            D. 2-đimetylpropan.

Câu 11: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là:

A. CH3Cl.       B. CH2Cl2.         C. CHCl3.        D. CCl4.

Câu 12: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:

A. 1.        B. 2.      C. 3.        D. 4.

Câu 13: khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: 

A. 2,2-đimetylbutan.     B. 2-metylpentan.        C. n-hexan.      D. 2,3-đimetylbutan.

Câu 14: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:

A. etan và propan.                  B. propan và iso-butan.

C. iso-butan và n-pentan.      D. neo-pentan và etan.

Câu 15: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 3,3-đimetylhecxan.       C. isopentan. 

B. 2,2-đimetylpropan.       D. 2,2,3-trimetylpentan 

Câu 16: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2- đimetyl propan là :

(1) CH3C(CH3)2CH2Cl; (2) CH3C(CH2Cl)2CH3; (3) CH3ClC(CH3)3

A. (1); (2).       B. (2); (3).        C. (2).         D. (1)

Câu 17: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào?

A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.

B. Canxicacbua tác dụng với nước. 

C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.

D. Điện phân dung dịch natri axetat.

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?

A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.

B. Crackinh butan

C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước.

D. A, C.

Câu 19: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:

A. metan.      B. etan.        C. propan.         D. n-butan.

Câu 20: Xicloankan (chỉ có một vòng) A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất, xác định công thức cấu tạo của A?

Trắc nghiệm hóa học lớp 11 có đáp án

Câu 21: (A) là chất nào trong phản ứng sau đây?

A + Br2 → Br-CH2-CH2-CH2-Br

A. propan.      B. 1-brompropan.      C. xiclopopan.         D. A và B đều đúng. 

Câu 22: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:

A. 176 và 180.         B. 44 và 18.        C. 44 và 72.          D. 176 và 90.

Câu 23: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,8.        B. 11,6.        C. 2,6.         D. 23,2.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 70,0 lít.        B. 78,4 lít.       C. 84,0 lít.        D. 56,0 lít.

Câu 25: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 5,6 lít.           B. 2,8 lít.       C. 4,48 lít.          D. 3,92 lít.

Câu 26: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:

A. 18,52%; 81,48%.      B. 45%; 55%.        C. 28,13%; 71,87%.       D. 25%; 75%.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:

A. 2-metylbutan.       B. etan.       C. 2,2-đimetylpropan.        D. 2-metylpropan.

Câu 28: Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8.

a. Công thức phân tử của 2 ankan là:

A. C2H6 và C3H8.       B. C4H10 và C5H12.       C. C3H8 và C4H10.      D. Kết quả khác

b. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 ankan là:

A. 30% và 70%.         B. 35% và 65%.        C. 60% và 40%.          D. 50% và 50%

Câu 29: Ở điều kiện tiêu chuẩn có 1 hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon no A và B, tỉ khối hơi của hỗn hợp đối với H2 là 12. 

a. Khối lượng CO2 và hơi H2O sinh ra khi đốt cháy 15,68 lít hỗn hợp (ở đktc).

A. 24,2 gam và 16,2 gam.       B. 48,4 gam và 32,4 gam.

C. 40 gam và 30 gam.             D. Kết quả khác.

b. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH4 và C2H6.       B. CH4 và C3H8.       C. CH4 và C4H10.      D. Cả A, B và C.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là: 

A. CH4 và C2H6.      B. C2H6 và C3H8.       C. C3H8 và C4H10.       D. C4H10 và C5H12

Câu 31: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. 

a. Giá trị m là:

A. 30,8 gam.       B. 70 gam.       C. 55 gam.         D. 15 gam

b. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH4 và C4H10.      B. C2H6 và C4H10.      C. C3H8 và C4H10.     D. Cả A, B và C.

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là:

A. C2H6.        B. C2H4.       C. CH4.         D. C2H2

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, ta thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của 2 hiđrocacbon trên là: 

A. C2H4 và C4H8.      B. C2H2 và C4H6.       C. C3H4 và C5H8.         D. CH4 và C3H8.

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:

A. 5,60.        B. 6,72.      C. 4,48.          D. 2,24.

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2

(đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là:

A. 5,60.       B. 3,36.      C. 4,48.          D. 2,24.

Câu 36: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là:

A. 8,96.       B. 11,20.      C. 13,44.        D. 15,68.

Câu 37: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là:

A. 6,3.          B. 13,5.        C. 18,0.          D. 19,8.

Câu 38: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6.      B. C2H6 và C3H8.     C. C3H8 và C4H10.         D. C4H10 và C5H12.

0