Trắc nghiệm Hóa 12: Sự ăn mòn kim loại
Chương 5: Đại cương về kim loại Trắc nghiệm Hóa 12: Sự ăn mòn kim loại Câu 1: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học : (1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều. Quảng cáo (2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học. ...
Chương 5: Đại cương về kim loại
Trắc nghiệm Hóa 12: Sự ăn mòn kim loại
Câu 1: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học :
(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.
(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.
(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B.2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá ?
A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.
B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội,
C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2.
D. Na cháy trong không khí ẩm.
Câu 3: Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là
A.Cu. B.Ni. C.Zn. D. Pt.
Câu 4: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HC1 thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?
A.H2SO4 B.MgSO4 C. NaOH D. CuSO4
Câu 5: Cho các cặp kim loạị nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn ; Fe và Sn ; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nhúng đồng thời một thanh kẽm và một thanh sắt vào dung dịch H2SO4, nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.
Dự đoán hiện tượng xảy ra như sau ;
(1) Hiđro thoát ra từ 2 thanh kim loại, khí từ thanh kẽm thoát ra mạnh hơn.
(2) Dòng điện phát sinh có chiều đi từ thanh sắt sang thanh kẽm.
(3) Khối lượng thanh kẽm giảm xuống.
(4) Nồng độ Fe2+ trong dung dịch tăng lên.
Trong các hiện tượng trên, số hiện tượng được mô tả đúng là:
A, 1, B.2, C.3. D.4.
Câu 7: Một đồng xu bảng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thới gian có thể quan iát dược híộn tượng nào sau dây 7
A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.
B, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.
C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen.
D, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.
Câu 8: Tiến hành thí nghiệm ăn mòn điện hoá học như hình vẽ bên : nhúng hai thanh chất rắn A và B vào dung dịch H2SO4, nối chúng bằng dây dẫn, Người ta quan sát thấy dòng electron trong mạch có chiều như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Nếu A là thanh kẽm thỉ B có thể là thanh thiếc
B, Nếu A là thanh sắt thì B có thể là thanh than chì.
C, Nếu A là thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) thì B có thể là thanh nhôm.
D, Nếu A là thanh chì thì B có thể là thanh đồng.
Hướng dẫn giải và Đáp án
1-B | 2-A | 3-C | 4-D |
5-C | 6-B | 7-A | 8-C |
Câu 5:
Các cặp Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni. Sắt hoạt động hơn nên sẽ đóng vai trò là cực âm, bị phá huỷ trước
Câu 7:
Sắt bị ăn mòn điện hoá tạo gỉ sắt màu nâu đỏ