Tóm tắt tác phẩm Lạng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất
Chuyến xe khách đường dài Hà Nội - Lào Cai hôm ấy có 2 người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già đi thực tê'' lên Lai Châu; ông đã xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc cuối tuần sau, bữa tiệc... Bài làm ... ...
Chuyến xe khách đường dài Hà Nội - Lào Cai hôm ấy có 2 người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già đi thực tê'' lên Lai Châu; ông đã xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc cuối tuần sau, bữa tiệc...
Bài làm
... tiễn ông vé hưu. Cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Ty Nông nghiệp Lai Châu. Bác lái xe đã có 32 năm công tác trên tuyến đường này, từng chở lên chở vế bao nhiêu họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Hoàng Kiệt... Câu chuyện giữa bác lái xe và ông họa sĩ già càng trở nên thân tình. Ông họa sĩ già coi cô gái như con, và hứa sẽ đưa cô đến Ti Nông nghiệp Lai Châu giao cho ông Trưởng ti hết sức giúp đỡ cô rồi mớ quay về.
Khi nắng bắt đầu đốt cháy rừng cây, Sa Pa bắt đầu hiện ra với những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đổng cỏ trong lũng, chiếc xe phải dừng sít lại, mọi người cùng kêu lên. Bác lái xe xướng to: xe nghỉ lấy nước, bà con lót dạ, nghỉ nửa tiếng. Bác lái xe nói với họa sĩ: 'Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn’. Đó là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
Sống một mình giữa mây mù lạnh lẽo nên anh ta rất ‘thèm người’. Họa sĩ xúc động khi nhìn thấy anh thanh niên đi tới: tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ. Anh thanh niên đưa cho bác lái xe củ tam thất vừa đào được gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy. Bác lái xe trao cho anh thanh niên gói sách mua hộ từ Hà Nội. Bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên hai người khách quý và dặn đưa lên nhà đãi món chè pha nước mưa thơm như nước hoà của Yên Sơn.
Anh thanh niên xin phép chạy về trước. Anh đã hái một bó hoà dơn, hoà thược dược vàng, tím, đỏ... tặng cô kĩ sư trẻ. Anh giới thiệu về công việc đo gió, đo mưa, đo nấng, tính mây... của mình để dự vào việc báo trước thòi tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Anh kể lại những đêm gió tuyết, vào lúc một giờ, một mình cầm đèn bão đi ra ‘vưần’ lấy số liệu, như bị gió chạt ra từng khúc trong cái im lăng dễ sợ.
Họa sĩ đảo qua ba gian nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm,... một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Cô gái ngồi vào bàn lật xem bìa một cuốn sách... Anh thanh niên rót nước chè mời khách. Họa sĩ già thích thú nhấp chén trà nóng. Anh thanh niên nói lên tâm trạng của mình là rất ‘thèm’ người, với bao nỗi nhớ, không phải là nhớ phồn hoà đô hội. Công việc tuy gian khổ, nhưng anh nghĩ: ‘Mình sinh ra là gì, mình đè ở đâu, mình vì ai mà làm việc?’ Anh cho biết thành tích của mình phát hiện một đám mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Nhìn thấy họa sĩ hí hoáy kí họa, anh nói: ‘Bác đừng mất công vẽ chần’. Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, bác hãy về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác’. Anh kĩ sư lập bản đổ sét, trán cứ hói ra, đã 11 năm không một ngày xa cơ quan. Bác họa sĩ già thầm nghĩ: ‘Người con trai ấy đáng yêu thật...’
Chỉ còn lại 5 phút nữa. Anh thanh niên gửi tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Họa sĩ già hứa sẽ trở lại ở chơi ít hôm. Cô kĩ sư trẻ chìa tay cho anh thanh niên nắm với lời ‘chào anh’.
Họa sĩ xách cái làn trứng, cô gái ôm bó hoà to, theo bậc cấp xuống đồi. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo. Cô gái hồi hộp, im lặng...