Tóm Tắt Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng
(Văn mẫu lớp 9) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm “Chiếc Lược Ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng– Bài làm văn của học sinh lớp 9D trường THCS Hai Bà Trưng Đề Bài: Tóm tắt tác phẩm Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng Bài Làm “Chiếc lược ngà” là ...
(Văn mẫu lớp 9) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm “Chiếc Lược Ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng– Bài làm văn của học sinh lớp 9D trường THCS Hai Bà Trưng
Đề Bài: Tóm tắt tác phẩm Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Bài Làm
“Chiếc lược ngà” là truyện ngắn được viết vào năm 1966 khi tác giả Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chồng Mỹ. Mỗi khi nhắc đến tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng thường bày tỏ một nổi niềm xúc động. Đây là một câu chuyện có thật của một cô gái giao liên và chiếc lược ngà chính là kỉ vật thiêng liêng, một cầu nối của tình cảm cha con bất tử.. Nguyễn Quang Sáng sau khi nghe cô kể chuyện, đã hoàn thành tác phẩm chỉ trong một đêm.
Tóm Tắt Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Của Nhà Văn Nguyễn Quang SángNội dung tác phẩm
Chiếc lược ngà kể lại cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu và bé Thu sau hơn 8 năm xa cách. Vì chiến tranh, ông Sáu đã phải xa gia đình, vợ con khi bé Thu mới còn nhỏ tuổi, chỉ biết mặt nhau qua một tấm hình. Trong ba ngày nghỉ phép, ông Sáu luôn muốn ở cạnh con,vỗ về, mong mỏi được nghe tiếng con gọi cha nhưng bé Thu lại không nhận cha vì thấy trên mặt ông Sáu xuất hiện một vết sẹo lớn. Bé Thu càng ngày càng trở nên ương bướng, xa lánh cha mình, rồi một lần khi ông Sáu gắp cho bé Thu miếng trứng cá thì bé lại hất ra khiến ông cảm thấy tức giận, đã đánh bé. Thấy thế, Thu rất buồn, liền chạy sang nhà bà vừa khóc vừa kể hết mọi chuyện cho bà nghe. Bà đã giải thích cho bé hiểu hơn về cha mình và lúc bé nhận ra cha, muốn được tình cảm yêu thương của cha thì cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường. Cảnh hai cha con nhận nhau khiến ai nấy đều bồi hồi xúc động về tình cảm cha con thiêng liêng, mãnh liệt. Trước khi cha đi, bé Thu nhắn cha mua tặng mình một chiếc lược.
Ở khu căn cứ, ông Sáu luôn nhớ mãi lời dặn của con mình. May mắn, tiểu đội ông bắt được một con voi, ông đã lấy ngà voi ngày ngày ông Sáu dồn hết tình yêu thương của mình mài từng chiếc răng để làm tặng con gái một chiếc lược ngà trắng. Không bao giờ ông không đem chiếc lược ra ngắm như thấy hình ảnh đứa con gái nhỏ bên cạnh mình. Nhưng con gái ông chưa kịp nhận món quà từ tay cha thì ông đã hi sinh trong một trận đánh. Trước lúc mất, ông Sáu nhờ ông Ba, một người đồng đội của mình giúp ông đưa món quà này đến cho bé Thu.
Lúc bé Thu nhận được chiếc lược ngà – kỉ vật của cha mình từ tay ông Ba, cô đã trở thành một cô giao liên giỏi giang, thông minh, dũng cảm. Giờ đây, chiếc lược ngà trở thành một báu vật của cô, thay cha cô hiện hữu và thể hiện tình cảm yêu thương cha con bất tử.
Chiếc lược ngà đã diển tả một cách cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng dù hoàn cảnh chiến tranh xảy ra đầy éo le, mất mát của cha con ông Sáu – bé Thu.
>> XEM THÊM: Soạn Bài Chiếc Lược Ngà