Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục / Mô – Li – E
[Văn mẫu lớp 8] – Anh chị hãy tóm tắt và nêu ý nghĩa rút ra từ vở kịch “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” của nhà biên kịch Mô – li – e. Đề bài: Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục / Mô – Li – E Bài Làm Nhà biên kịch Mô – li – e được sinh trưởng trong một ...
[Văn mẫu lớp 8] – Anh chị hãy tóm tắt và nêu ý nghĩa rút ra từ vở kịch “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” của nhà biên kịch Mô – li – e.
Đề bài: Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục / Mô – Li – E
Bài Làm
Nhà biên kịch Mô – li – e được sinh trưởng trong một gia đình buôn bán giàu có. Cha ông – một thương gia nổi tiếng, được giữ chức quan nhỏ hầu cận nhà vua luôn mong muốn Mô – li – e sẽ kế tục chức vị, sự nghiệp của mình nhưng ông lại từ chối và một lòng đi theo con đường nghệ thuật sân khấu. Mô – li – e là cha đẻ của nền hài kịch cổ điển Pháp và trở thành một nhà biên kịch lớn của Châu Âu. Vở hài kịch nổi tiếng nhất của ông là “Trường giả học làm sang” với năm hồi. Vở kịch “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là một phần của đoạn kết thúc hồi II nằm trong vở kịch Trường giả học làm sang.
Nội dung tóm tắt của phần vở kịch này như sau:
Lão Giuốc – Đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn dạ nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tốc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La – tinh, học lô – gic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc – đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình.
Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tang bốc nào là “ ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệt đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.
Nhà lão Giuốc – đanh có nàng Luy – xin là con gái xinh đẹp rất được yêu thương của lão. Nhưng lão không tán thành chuyện tình cảm của con gái với Cle – ông vì nhà anh ta không thuộc tầng lớp quý tộc. Và để cưới được Luy – xin làm vợ, Cle – ông đã theo lời của Cô – vi – en đầy tớ thân cận của mình là cải trang thành một vị hoàng tử Thỗ Nhĩ Kỳ nên đã được lão Giuốc – đanh gã Luy xin cho mình.
Từ vỡ kịch ta nhận thấy:
Nhà biên kịch Mô – li – e đã khắc họa một cách sinh động, tài tình để có thể làm nổi bật được tính cách lố lăng của gã trọc phú ham làm sang Giuốc – đanh. Sự mất cân xứng giữa cái nội dung và hình thức, sự khập khiễng giữa ngu dốt, ngỡ ngẫn với cái thói sang học đòi đã gây ra biết bao trận cười sảng khoái cho khán giả.
Nhưng đồng thời qua hình tượng nhân vật hài kịch bất bủ mà Mô – li – e đã xây dựng, ông muốn thể hiện thái độ châm biếm kiểu làm sang học đòi thường thấy trong xã hội, phê phán mạnh mẽ, đả kịch đối với lối sống của giai cấp tư sản đương thời.