Tóm Tắt Tác Phẩm Cố Hương Của Tác Giả Lỗ Tấn | Văn Mẫu Hay
(Văn mẫu lớp 9) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm truyện ngắn “Cố Hương” của tác giả Lỗ Tấn – (Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Hai Bà Trưng) Đề bài: Tóm Tắt Tác Phẩm Cố Hương Của Tác Giả Lỗ Tấn | Văn Mẫu Hay Bài Làm Truyện ngắn “Cố Hương” là ...
(Văn mẫu lớp 9) – Anh chị hãy tóm tắt tác phẩm truyện ngắn “Cố Hương” của tác giả Lỗ Tấn – (Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Hai Bà Trưng)
Đề bài: Tóm Tắt Tác Phẩm Cố Hương Của Tác Giả Lỗ Tấn | Văn Mẫu Hay
Bài Làm
Truyện ngắn “Cố Hương” là một tác phẩm trữ tình có yếu tố hồi kí, là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lỗ Tấn. “Cố Hương” được in trong tập “Gào thét” năm 1923, truyện cho chúng ta nhìn thấy hình ảnh quê hương trong mắt nhân vật “tôi” sau hơn 20 năm xa cách nhưng nơi đây vẫn vậy, vẫn hoang vắng, u buồn, không có gì khác xưa làm ai cũng cảm thấy trùng xuống….
Truyện ngắn “Cố Hương” xoay quanh nhân vật trung tâm là “tôi” – Lỗ Tấn, một người nông dân sinh sống ở vùng nông thôn Trung Quốc và nhân vật chính là “Nhuận Thổ”. Và tôi sau hơn hai mươi năm xa cách đã quay trở lại thăm ngôi làng cũ trong tiết trời giữa đông lạnh giá, gió lạnh lùa từng cơn vào khoang thuyền, cả ngôi làng trông tiêu điều, xơ xác đến “lạ”. Đây cũng chính là lần cuối cùng mà “tôi” về thăm quê vì lần này “tôi” về là để lo việc bán nhà cho người ta, chuyển cả gia đình đến nơi khác làm ăn sinh sống. Khi bước về nhà, mẹ hiền chạy ra đon đả đón “tôi” nhưng nhìn trên khuôn mặt mẹ, “tôi” thấy thật buồn và nặng nề.
Tóm Tắt Tác Phẩm Cố Hương Của Tác Giả Lỗ Tấn | Văn Mẫu Hay“Tôi” nhớ đến người bạn cũ thửa nhỏ – Nhuận Thổ, một cậu bé nông dân khỏe mạnh, có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu luôn đội một cái mũ lông chiên bé tí tẹo, Nhuận Thổ luôn tháo vát, hiểu biết và rất hồn nhiên. Ngày ấy chúng tôi chơi thân với nhau, bao kí ức tuổi thơ cứ ùa về trong tâm trí. Nhưng khi gặp mặt Nhuận Thổ sau 20 năm, “tôi” cảm thấy ngỡ ngàng, cuộc sống xã hội hiện tại đã làm thay đổi hoàn toàn cả ngoại hình lẫn tinh thần anh. Anh trở thành một người nông dân nghèo khổ, đầu óc thì đần độn, lúc nào cũng co ro, cúm rúm, người thì thô kệch, nước da vàng sạm lại, nhiều nếp nhăn xuất hiện sâu hóm trên mặt.
Khoảng thời gian ở đây cứ trôi qua đều đều nhạt nhòa, nhàm chán. Rồi “tôi” buồn bã rời xa quê với biết bao nổi băn khoăn về tương lai của cháu Hoàng, cháu Thủy Sinh không biết sau này sẽ ra sao. Cuối truyện, hình ảnh con đường hiện ra như một tia hy vọng về sự đổi mới của thế hệ trẻ.
Qua truyện ngắn Cố Hương, tác giả muốn phê phán một xã hội phong kiến cũ, đầy lễ giáo của Trung Quốc lúc bấy giờ, đồng thời cũng bày tỏ những suy nghĩ, ước mơ sẽ có những con đường xây dựng ra một tương lai tươi sáng hơn, một xã hội con người bình đẳng.
>> XEM THÊM: Văn Mẫu Hay