25/05/2018, 12:51

Tòa án Nhân dân (Việt Nam)

Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Có 2 cấp: Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong ...

Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Có 2 cấp:

Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp.

Tòa án Nhân dân địa phương, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện, trực thuộc Bộ tư pháp và do Tòa án nhân dân tối cao quản lý, trong các phiên xử thường có Hội thẩm nhân dân tham gia.

Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 2 tháng 4 năm 2002 . Theo đó, luật cũ theo Thông tư liên ngành số 236/TT-LN ngày 22 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện công tác chia, tách tỉnh đối với Tòa án nhân dân địa phương, không còn hiệu lực

Nhiệm kỳ của Tòa án Nhân dân Tối cao là 5 năm và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có :

Hội đồng Thẩm phán, gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số không được quá 17 người.

Ủy ban Thẩm phán,

Tòa án quân sự trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

Bộ máy giúp việc, gồm các cấp thừa hành.

Hiện nay Bộ Tư pháp không còn quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức vì theo Quyết định số 142/QĐ-QLTA ngày 21/3/1994 ban hành Quy định về việc uỷ quyền cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác quản lý về mặt tổ chức đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

0