25/05/2018, 12:50

Đàn đáy

là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn đáy xuất hiện lần đầu vào năm nào nhưng nó được nhắc đến gần 200 năm qua. có tên gốc là “đàn không đáy” tức "vô đề cầm", vì nó không có đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ...

là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn đáy xuất hiện lần đầu vào năm nào nhưng nó được nhắc đến gần 200 năm qua. có tên gốc là “đàn không đáy” tức "vô đề cầm", vì nó không có đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái” (đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”.

có 4 bộ phận chính :

  • Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn : bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23-30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18-20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31-40 cm. Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8-10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú). Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.
  • Cần đàn : dài 1,10-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím[1]. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn.
  • Đầu đàn : hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.
  • Dây đàn : 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàng, dây Trung và dây Liễu. Ngày nay, những dây này có thể bằng nilon với kích cỡ to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốn đúng. Dây đàn được chia làm năn cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.

có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn nguyệt, ấm áp dịu ngọt và có thể diễn tả tình cảm sâu sắc.

Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Trước đây đàn đáy đệm cho hát ả đào cùng với phách và trống, ngày nay nó thường hiện diện trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.

Ngày xưa nghệ sĩ cần miếng khảy bằng que tre để đánh, ngày nay họ thường dùng miếng khảy nhựa hơn.

Kỹ thuật tay phải gồm có ngón khảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tì bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chùn, nhấn, láy, đánh chồng âm và hợp âm v.v…

Ở loại đàn đáy cổ truyền người ta không đánh dây buông mà bấm vào ngắn phím thứ nhất để khảy, cách này coi như đánh dây buông.

0