10/05/2018, 12:54
Tip làm bài IELTS Listening tốt - IELTS Listening Tips - Phần 1
25 IELTS Listening Tips sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chí quan trọng, giúp bạn đạt được điểm IELTS mong muốn. IELTS sẽ trở nên dễ dàng hơn khi biết các tip làm bài (Nguồn: ieltswithhelena) 1. Dự đoán chủ đề bài nghe (Predict the topic) Nếu bạn biết được ...
25 IELTS Listening Tips sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chí quan trọng, giúp bạn đạt được điểm IELTS mong muốn.
IELTS sẽ trở nên dễ dàng hơn khi biết các tip làm bài (Nguồn: ieltswithhelena)
1. Dự đoán chủ đề bài nghe (Predict the topic)
Nếu bạn biết được cuộc đối thoại mà bạn sắp nghe là thuộc loại nào bạn sẽ hình dung được cuộc hội thoại đó và điều này giúp bạn nghe tốt hơn. Vì vậy, hãy đọc qua một lượt các phần nghe trong thời gian đọc đề và chắc chắn rằng bạn hình dung ra được ai đang nói và ngữ cảnh là gì.
2. Dự đoán câu hỏi trong bài (Predict the questions)
Bạn nên thử và cố gắng nắm được loại thông tin mà bạn đang nghe là gì. Ví dụ, trong phần 1, bạn thường phải nghe về tên, số và địa chỉ. Hãy nhìn qua các câu hỏi trong thời gian đọc đề và cố gắng tìm ra bạn cần điền vào chỗ trống những gì. Một cái tên? Con số? Hay là một địa chỉ? Nếu làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin khi câu trả lời xuất hiện trong bài nghe.
3. Dùng 1 phút để đọc qua mỗi phần (Use a minute to look through each section)
Kết thúc mỗi phần, bạn được cho khoảng 30 giây để kiểm tra các câu trả lời của mình. Sau đó, bạn sẽ được thông báo lật sang trang sau và xem phần nghe tiếp theo khoảng 30 giây. Mặc dù một vài tip cho IELTS Listening sẽ nói bạn nên kiểm tra lại xem bạn đã viết những gì trong câu trả lời, nhưng bạn sẽ không kiểm tra được gì nhiều cả vì bạn không thể nghe lại phần nghe trước đó được nữa. Vì vậy, thay vì kiểm tra lại câu trả lời ở phần trước, bạn hãy lật sang trang và đọc phần tiếp theo. Lúc đó bạn sẽ có 1 phút (thay vì 30 giây như thường lệ) để đọc qua phần tiếp theo. Đây là cách để sử dụng thời gian trong khi thi nghe tốt hơn.
4. Hãy cẩn thận với thứ tự câu hỏi (Careful with question order)
Thường thì bạn sẽ có một bảng thông tin để hoàn thành, và thỉnh thoảng thì là một sơ đồ hay biểu đồ. Các câu hỏi không nhất thiết là phải đi từ trái sang phải, vì vậy hảy kiểm tra thật cẩn thật trình tự câu hỏi, nếu không bạn sẽ biết được mình đang ở đâu trong bài nghe và dễ dàng bị bối rối.
5. Đọc 2 câu hỏi trong 1 lần (Look at two questions at once)
Một vài câu hỏi có thể có câu trả lời gần nhau trong một câu, vì vậy bạn có thể bỏ lỡ mất một câu trả lời nếu bạn chỉ nhìn vào từng câu hỏi một. Nếu bạn chỉ nhìn vào một câu hỏi không thôi thì bạn sẽ không biết bạn đã bỏ qua những gì đâu, có thể là một câu trả lời đấy.
6. Cứ tiếp tục làm nếu như bạn bỏ lỡ một đáp án (Move on if you miss an answer)
Nếu bạn chợt nhận ra bạn đã bỏ lỡ một đáp án thì hãy nhanh chóng quên nó đi và tập trung vào những câu tiếp theo. Bạn không thể làm được gì nữa nếu bạn bỏ lỡ đáp án đó, nhưng bạn có thể đoán đáp án khi bạn ghi lại câu trả lời của mình và phiếu bài làm vào lúc cuối phần thi. Cũng hãy làm như vậy nếu như bạn bỏ lỡ 2 – 3 đáp án. Đừng hoảng loạn và hãy tiếp tục làm bài vì bạn không thể làm gì để nghe lại những câu vừa được nghe. Một vài câu mà bạn bỏ qua đáp án có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến band điểm của bạn
7. Quan sát những thí sinh khác nếu như bạn thật sự không biết mình đang ở đâu trong bài nghe (Watch others if you’re completely lost)
Nếu như bạn không biết mình đang nghe đến đâu thì hãy quan sát các thí sinh khác khi họ lật sang trang khác của đề thi. Lúc đó, bạn sẽ biết mình đang nghe tới đâu và tiếp tục làm bài.
8. Cẩn thận với paraphrase (diễn giải) (Look out for paraphrasing)
Hãy nhớ rằng những gì bạn nghe không thật sự giống hoàn toàn những gì được viết trên đề thi bởi vì nếu vậy thì bài thi sẽ quá dễ dàng. Các câu hỏi và sẽ dùng những từ như từ đồng nghĩa, do vậy bạn cần phải nghe thật cẩn thận những từ này để chọn được đáp án.
9. Đừng bận tâm đến những từ bạn không biết (Ignore words you don’t know)
Đừng lo lắng hay hoảng loạn nếu bạn nghe được một từ nào đó mà bạn không biết. Có thể là không cần thiết để bạn hiểu hay biết từ đó là gì, hoặc bạn có thể đoán xem từ mà bạn nghe được là gì.
10. Gạch chân các từ khóa (Underline keywords)
Đầu tiên, khi bạn đọc qua các câu hỏi, thường ở những phần khó nhằn hơn là 3 và 4, hãy gạch chân các từ khóa (như tên, địa điểm, thời gian) trong các câu hỏi để giúp bạn nghe ra đáp án dễ hơn. Nên nhớ rằng những từ đồng nghĩa rất thường được sử dụng.
11. Cẩn thận với chính tả và ngữ pháp (Take care with spelling and grammar)
Câu trả lời của bạn sẽ được chấm là sai nếu chúng bị sai chính tả hay ngữ pháp dùng không đúng. Vì vậy, khi bạn ghi lại đáp án lúc cuối phần thi, hãy kiểm tra chúng lại 2 lần. Các câu trong đề thi có thể sẽ giúp bạn về phần ngữ pháp – liệu câu trả lời của bạn ngữ pháp có phù hợp hay không? Liệu nó là động từ, danh từ hay tính từ? Một bài IELTS Listening tốt thì những lỗi sai cơ bản là điều kiêng kị nhất.
12. Sử dụng Bristish hoặc American spelling (Use Bristish or American spelling)
Đây là thông tin được nói trên website IELTS chính thức: “IELTS recognises both British and American English in terms of spelling, grammar and choice of words” (IELTS chấp nhận cả tiếng Anh-Anh và Anh-Mĩ cả về chính tả, ngữ pháp và lựa chọn từ), vì vậy bạn cò thể dủng cả Bristish và American cho câu trả lời của mình.
Hãy nhớ đọc tiếp phần 2 về IELTS Listening Tips để giúp bạn cải thiện kỹ năng làm bài thi IELTS Listening tốt hơn nhé.
>>
Hương Thảo (dịch từ ieltsbuddy)