31/05/2017, 12:57

Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thầm kín của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ Tràng giang.

Huy Cận chẳng cần đến khói sóng mà câu thơ bỗng oà lên nức nở. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê như hoà với tình yêu sông núi. Hai câu thơ cuối nặng lòng thươngnhớ quê hương, là tiếng nói hoàn chỉnh của một tâm trạng. Đó là tâm trạng của người dân mất nước. a) Tình yêu thiên nhiên Trên ...

Huy Cận chẳng cần đến khói sóng mà câu thơ bỗng oà lên nức nở. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê như hoà với tình yêu sông núi. Hai câu thơ cuối nặng lòng thươngnhớ quê hương, là tiếng nói hoàn chỉnh của một tâm trạng. Đó là tâm trạng của người dân mất nước.

a)   Tình yêu thiên nhiên

Trên cái nền mênh mông của không gian, mây nổi thành cồn "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" nổi lên một cánh chim "Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa".

Một con chim nhỏ lại "nghiêng cánh" làm cho nó nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Đúng là cánh chim của thơ mới lãng mạn. Vì cánh chim ấy không chỉ gợi ra sự nhỏ bé mà cô lẻ, lặng lẽ. Cánh chim ấy sa xuống phía chân trời như một tia nắng nhỏ buổi chiều rớt xuống.

Thiên nhiên trong Tràng giang gần gũi, quen thuộc và gắn bó với mỗi người dân Việt.

b)  Lòng yêu nước thầm kín

"Lòng quê dọn dọn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

"Lòng quê dợn dợn" Lòng thương nhớ quê nhà bắt nguồn từ sóng nước Tràng giang. Thiên nhiên không chỉ là nơi gửi gắm nỗi buồn mà còn là nơi gửi nỗi lòng thương nhớ quê nhà. Yêu thiên nhiên cũng là một cách biếu hiện lòng yêu đất nước.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0