31/05/2017, 12:57

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù,

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, qua đó anh/chị hãy nêu rõ quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp. 1. Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao a) Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua suy nghĩ, lời nói và hành động của quản ngục với thơ lại: ...

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, qua đó anh/chị hãy nêu rõ quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.

1.   Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao

a)   Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua suy nghĩ, lời nói và hành động của quản ngục với thơ lại:

"... Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài chữ viết rất nhanh và rất đẹp đó không?". Và "Tôi nghe quen quen và thấy nhiều người nhắc đến cái danh ấy luôn, thì tôi cũng hỏi thếthôi"...

Những lời lẽ, cử chỉ của những kẻ vẫn mang tiếng là xấu, ác xem ra cũng biết đánh giá con người. Cái tài viết chữ đẹp, cái tài bẻ khoá vượt ngục của Huân Cao đã đồn đại qua nhiều người. Ngay đến cả những người tường chừng không bao giờ nghĩ đến nhân phẩm cũng nhận ra. Tính cách Huấn Cao hiện lên đậm nét chính là nhờ được trong cặp mắt và những suy nghĩ, cách đánh giá của viên quản ngục và thơ lại. Đó là tài viết chữ đẹp và "Uy vũ bất năng khuất" (Bạo lực không thể khuất phục).

b)  Những ngày Huấn Cao sống trong đề lao đã được miêu tả bằng những chi tiết sau:

Huấn Cao "Vẫn thản nhiên nhận rượu thịt" trước khi dùng cơm tù. Huấn Cao là con người "phú quý bất năng dâm". Tiền bạc vật chất không thể mua chuộc.

Chi tiết thứ hai là nói với quản ngục "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Chi tiết thứ ba là những suy nghĩ của Huấn Cao về "sự tươm tất của quản ngục". Huân Cao đâu chỉ tài hoa, dũng liệt mà biết cân nhắc lẽ phải, trái, tốt, xấu ở đời, đó là thiên tâm của ông. Một phẩm chất trụ cột để làm nên cái thiên lương cao cả. Ông biết xem xét đánh giá con người.

c)   Động cơ cho chữ của Huấn Cao được ông nói rõ với thơ lại: "Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đôi bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ từ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi". Vậy mà lần cuối cho chữ. Phải chăng đó là tấm lòng yêu mến cái thiện, biết trân trọng ý tốt ở viên quản ngục. Ông Huấn cho chữ vì biết quản ngục có tâm hồn say mê và quý trọng cái đẹp.

Bút pháp lãng mạn giúp Nguyễn Tuân tạo ra nhiều chi tiết đối lập:

-     Chitiết thứ nhất:

Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu với không gian chật hẹp và tăm tối của buồng giam.

Mùi thơm của chậu mực và tấm lụa bạch còn tươi nguyên lần hồ đối lập với mùi hôi của không khí ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân gián.

-     Chi tiết thứ hai:

Đối lập giữa con người: đó là sự ung dung bình tĩnh điểm tô từng nét chữ của Huấn Cao với sự "khúm núm" của viên quản ngục và "run run" của thầy thơ lại.

-     Chi tiết thứ ba:

Huấn Cao vẫn "cổ đeo gông, chân vướng xiềng". Quản ngục đang chịu ơn Huấn Cao.

Cái đẹp có thể xuất hiện ở bất kỳ lúc nào, nơi nào trong cuộc đời, ngay cả trong ngục thất, trong cả những hoàn cảnh bị đoạ đầy tăm tối.

-     Chi tiết thứ tư:

"Huấn Cao thở dài buồn bã đỡ viên quàn ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trang với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi".

2.   Quan điểm của nhà văn về cái đẹp

-     Nhà văn muốn tôn vinh cái đẹp: Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn. Thiện lương chiến thắng tội ác.

-     Hình tượng Huấn Cao thể hiện quan điểm tiến bộ của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Đó là tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0