Tinh thần phê phán hiện thực của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích phóng sự “Cơm thầy cơm cô”.
Trong dòng văn học hiện thực 1930-1945, Vũ Trọng Phụng là một cây bút xuất sắc đa tài năng. Tuy cuộc đời ngắn ngủi (vói 27 tuổi đời) nhưng nhà văn đã để lại một sự nghiệp văn chương đáng kính. Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng chủ yếu có hai thể loại chính là tiểu thuyết và phóng sự. Về tiểu thuyết ...
Trong dòng văn học hiện thực 1930-1945, Vũ Trọng Phụng là một cây bút xuất sắc đa tài năng. Tuy cuộc đời ngắn ngủi (vói 27 tuổi đời) nhưng nhà văn đã để lại một sự nghiệp văn chương đáng kính. Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng chủ yếu có hai thể loại chính là tiểu thuyết và phóng sự. Về tiểu thuyết tác phẩm tiêu biểu nhất là: Giông tố ( 1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938); về phóng sự, tác phẩm tiêu biểu là Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934) đặc biệt là ...
Đối với thể phóng sự thì đặc trưng của nó là mang đến cho công chúng những thông tin "nổi cộm", những vấn đề "nóng bỏng" trong xã hội. Phóng sự vốn là một thể thuộc loại hình báo chí, nhưng do có sự gia tăng nhiều yếu tố văn chương như đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm con người, cách thức tổ chức văn bản mang tính nghệ thuật lời văn giàu hình ảnh và súc tích... nên cũng đã trở thành một tiểu loại kí văn học. Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã nêu lên một hiện tượng đã chuyển hiện trạng của xã hội. Đó là tình trạng quẩn bách trong cuộc sống của đại bộ phận người dân thời bấy giờ. Sự khốn đốn ấy đã đẩy họ xuống đáy sâu của kiếp sống tủi cực, bi đát, nho nhen nhất của xã hội và không bao lâu tất cả những con người cùng quẫy ấy đã trở thành thứ hàng hoá mua đi bán lại với những cái giá rẻ mạt. Đứng trước hiện trạng đó của xã hội, là một cây bút được mệnh danh là "vua phóng sự Bắc kì", nhà văn Vũ Trọng Phụng đã tỏ thái độ bất bình sâu sắc. Hiện lên trên trang sách là số phận thấp bé của những con người sống trong cảnh "cơm thầy cơm cô" nhu tên gọi của tác phẩm đã nêu lên.
Mở đầu trích phóng sự ở chương ba là cảnh của những người đang lâm vào tình thế bi đát vì thiếu cơm ăn, việc làm. Họ buộc phải "ngồi dơ mặt cho ruồi bâu" trên các hè đường, xó chợ hi vọng kiếm chút "cơm thầy" hay "cơm cô", mà cuối cùng cũng chẳng được, ở đây, người ta thấy cả một tình cảnh chợ đen tranh nhau tự bán mình một cách thảm hại nhất. Có tất Cả già, trẻ, gái, trai, chỉ vì miếng cơm qua bữa. Con người trở thành thứ hàng hoá một cách khinh bỉ, rẻ mạt. Họ như bị dồn vào một thế bế tắc, cùng đường; trên "hành trình" đi tìm sự sống. Cứ mỗi lúc lại thấy một vài đứa nữa không biết chừng, cùng đến họp ở ngã tư này, còn người được rước đi thì không mấy. Chen vào giữa cái đám đông đang lúc nhúc giành giật nhau vì tìm miếng cơm manh áo. "Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên cái đói đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, vui vẻ bắt chấy cho nhau cắn cho đỡ đói
Sự đối lập, nghịch lí lại cứ xảy ra. "Những người lịch sự tưởng Hà Thành lịch sự mà các nhà xã hội học cũng tưởng là Hà Thành không có chuyện gì bi thương". Như vậy xã hội ấy không còn "có sự tổ chức” nữa, những người dân bần cùng thì bị đẩy vào cảnh bi đát, khốn quẫn, bị đẩy ra ngoài lề xã hội, còn những người có quyền thế thì dẫm đạp lên, cuộc sống vốn bần hàn của họ. Trong xã hội ấy, vì quá đói khát mà giá trị con người bị coi rẻ như hạng loài vật không hơn không kém. Tôi tệ hơn nữa con người đã bị nhấn sâu vào bùn lầy nhơ nhớp của cuộc đời đầy tội lỗi. "Nó làm giá con người ngang hàng với giá loài vật nó làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hỏa Lò và bọn trẻ cái làm nghề mại dâm". Sự khốn cùng của cuộc sống lại dẫn họ vào con đường cùng cực mà lối thoát thì mong manh và xa vời. Nhu thế xã hội ấy đã đưa đẩy họ vào chỗ chết hoặc nếu sống thì cũng với những con người phải sống trong sự khinh rẻ của xã hội. Nhưng qua cái nhìn căm phẫn đó, nhà văn đã lên án, phê phán kịch liệt xã hội ngột ngạt, bất công và đầy sự phi lí đã đẩy cuộc sống con người vào những cảnh ngộ khốn cùng và bi đát mà muốn tìm ra lối thoát cũng phải bất lực. Đó là những điều đáng lên án, cần tẩy chay mà Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thái độ bất bình một cách sâu sắc trong tác phẩm của mình.
Sang chương bốn của thiên phóng sự, nhà văn vẫn giữ thái độ căm phẫn. Nhà văn nêu lên một hiện thực khác đầy đau thương. Cái giá trị làm người của con người đã không còn "chỗ đứng” trong xã hội, đã không được xã hội coi giá trị đó là phẩm chất quí giá cần bảo vệ đối với con người.
Riêng cách đặt tên chương của phóng sự cũng phần nào nói len hiện thực bất công, phi nhân tính của một xã hội mua bán con người rồi. Quả thực ở đó không còn có vòng tay của lòng nhân ái, không còn có những thái độ thân thiện thể hiện một "tấm lòng vàng" của con người. Thật là điều vô cùng bất công, coi con người không những còn bằng với súc vật mà thậm chí đã bị hạ thấp hơn cả súc vật, thậm chí giá như con người còn biết làm việc có ích mà vẫn không được để ý tới bằng con vật. Tác giả viết: "Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi tôi thấy con chó mỗi tháng ăn nhiều khiến cho chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà". Đọc đoạn miêu tả, chúng ta cũng có thê dễ dàng nhận thấy cái hiện thực bất công đã lên tới mức đỉnh điểm. Tác giả sắm vai người phỏng vấn với một mụ già "đưa người". Vì vậy nhân vật "tôi" lại được nhiều thuận lợi để nắm bắt và am hiểu hơn về cuộc sống khổ ải của những con người đã đi tìm "cơm thầy cơm cô”.
Qua cuộc phỏng vấn của nhân vật "tôi", chúng ta nhận ra cái điều oái ăm của số phận những con người đang tìm cuộc sống, phải khó khăn lắm mới có được miếng "cơm thầy cơm cô". Nhân vật "tôi" hỏi mụ già về "bọn trẻ, trai và gái chưa quá mười hai tuổi":Cái bọn này thì bà định kiếm cho chúng mỗi tháng độ bao nhiêu công?" Mụ già khinh khỉnh nhìn "tôi" từ đầu đến chân rồi quay đi chỗ khác, mãi mới đáp:-Thời buổi này, bọn nhãi nhép ấy cứ được người ta mượn cơm không thôi đã là phúc".
Con người trong xã hội Hà Thành lúc ấy luôn bị vây bủa bởi những lo toan miếng cơm manh áo thường nhật. Và đó là cái lo không lối thoát.
Trong chương bốn chúng ta được chứng kiến cảnh mua bán vói cuộc mặc cả giằng co lố bịch và thô bỉ. Lời đi tiếng lại của kẻ mua người bán thật sự chà đạp lên phẩm giá con người.
Kết quả là "mụ đưa người" đã thành công trong cái việc "bóp cổ" người dân nghèo. Giá trị con người ở đây không phải ở phẩm chất hay sức khoẻ mà nói như tác giả, nó bị "treo trên đầu lưỡi của con mẹ nặc nô, mềm nắn rắn buông và suốt đời không bao giờ nói thật”.
Ta có thể hiểu, trước cuộc sống khốn cùng con người luôn bị dồn vào những thế bí và nhanh chóng trở thành "miếng mồi ngon" của nhũng kẻ "săn mồi" điêu luyện. Thực hiện ở xã hội trước cách mạng là như thế. Giá trị con người không được xã hội đếm xỉa hoặc có chăng cũng là những thủ đoạn, hành vi đen tối nhằm đẩy cuộc sống của họ đi đến cùng đường khốn quẫn.
Tác giả với cái nhìn đầy xót thương trước những cảnh đời lầm than, cơ cực đã tạo dựng nên một thước phim quay chậm cái xã hội mà ông nói là "chó đểu". Hiện lên trước mắt chúng ta là hiện thực đầy rẫy bất công và ngang trái của những con người sống trong một xã hội ngột ngạt đến ngẹt thở. Bằng những câu văn miêu tả chân thực và giọng văn chứa đựng tinh thần phê phán sâu sắc, phóng sự Cơm thầy cơm cô đã thực sự trở thành một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam hiện đại trở nên giàu có và phong phú hơn. Cả thiên phóng sự là một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống cơ cực, tủi hờn của tầng lớp nhân dân nghèo trong xã hội Hà Thành xưa kia. Trích đoạn ở chương ba và chương bốn là một góc thu hẹp cái xã hội bóp nghẹt sự sống ấy. Tác phẩm là sự phê phán độc đáo của nhà văn. Với lối văn sắc xảo, đôi lúc hóm hỉnh nhưng chưa cay, phóng sự có giá trị nghệ thuật cao, mang phong cách riêng của nhà văn đầy tài năng Vũ Trọng Phụng.