Nghệ thuật của thể loại "truyện ngắn tâm tình" qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (Bài 2)
Trong số các nhà văn hiện đại. Thạch Lam là một cây bút đặc sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng hoặc khắc hoạ cảm xúc nhân vật. Truyện ngắn Hai đứa trẻ tiêu biểu cho thể loại "truyện ngắn tâm tình" của Thạch Lam. Giá trị nghệ thuật của tác ...
Trong số các nhà văn hiện đại. Thạch Lam là một cây bút đặc sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện mà chú ý đến việc phô diễn tâm trạng hoặc khắc hoạ cảm xúc nhân vật. Truyện ngắn Hai đứa trẻ tiêu biểu cho thể loại "truyện ngắn tâm tình" của Thạch Lam. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm thể hiện nhiều phương diện khác nhau, tạo cho truyện ngắn này có những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện rút từ tập Nắng trong vườn (xuất bản năm l938) của Thạch Lam.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tác giả đã dựng lên bức tranh toàn cảnh của một phố huyện nghèo, ở đó có những kiếp sống mỏi mòn, quẩn quanh với khung cảnh hiu hắt, tối tăm nhất. Nhũng con người sống ở đó như đang khắc khoải chờ đợi một cái gì xa vời vợi nhưng hiện ra trước mắt họ chỉ là một viễn cảnh ảm đạm buồn. Bức tranh phố huvện nghèo cũ trước tiên là cảnh chiều tối nơi có hai "mảnh đời" là hai đứa trẻ Liên và An. Cũng nhờ vào "hai đứa trẻ này thì mọi hình ảnh tàn tạ nhất của cuộc sống mới "phô" ra rõ nét nhất.
Tác giả miêu tả cảnh chiều tối với một tâm trạng nặng trĩu của sự xót thương. Những âm thanh, hình ảnh lại càng gợi thêm nỗi buồn man mác ở một miền quê nghèo. Sau cái "tiếng trống thu không" nặng nề vang ra thì một buổi chiều muộn kéo về, khắc khoải: " chiều chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng mang theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi bắt đầu vo ve. Liên ngồi bên cạnh mấy quả thuốc sơn đen; Đôi mắt chị bỗng tôi ngập dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị”. Đây là một cảnh làng quê trước một ngày sắp tàn. Cảnh vật thật hiu hắt và buồn. Cái buồn như thấm đẫm vào tâm hồn ngây thơ của cô bé Liên. Nhưng chưa hẳn, có thể vì tâm trạng nhân vật buồn nên khi nhìn cảnh vật càng thêm buồn. Chúng ta vẫn thấy, dường như giữa cảnh và người đang có một sự hoà phối, cảnh cũng buồn và tâm trạng con người cũng buồn man mát. Trước con mắt "dõi nhìn" chiều buông xuống của cô bé Liên, cảnh vật thay đổi hẳn. Đầu tiên là ánh sáng "đỏ rực như lửa cháy" nhưng bỗng chốc Liên cảm thấy đôi mắt chị bóng tối ngập dần". Nhà văn đã để phong cảnh buổi chiều hiện lên qua cảm nhận của nhân vật Liên. Qua đó tâm trạng của nhân vật hiện lên với những nỗi buồn khắc khoải.
Có thể thấy ở đoạn mở đầu này, tác giả đã dẫn người đọc vào một thế giới của sự lụi tàn, của sự hiu hắt và tù túng, của những con người "dật dờ" trong bóng tối ấy. Nhưng mọi chuyện chỉ được rành rọt hơn thông qua cái nhìn của nhân vật cô bé Liên, một thiếu nữ hiền dịu, ngây thơ nhưng có những lúc lại thực đa cảm, đa sầu.
Nếu bức tranh ở phần đầu chỉ là mảng màu sắc có ánh sáng và bóng tối đan xen nhau thì ở phần thứ hai của tác phẩm, tác giả cho hiện lên đầy đủ nhất sự tàn lụi và mong manh của con người. Ở đó, với tâm trạng của nhân vật Liên, chúng ta đã thấy nhà văn xót thương cho những số phận thấp bé ấy thế nào. " Chợ họp đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía...”. Hiện thực của cuộc sống hiện lên thật thảm hại. Hình như cái chợ, nơi thể hiện cuộc sống phồn thịnh lại là nơi tụ họp của những người nghèo khổ. Họ mang những gì đến để "làm giàu" ở nơi đây? Chẳng có gì đáng giá ngoài " vỏ bưởi, vỏ thị.." và dường như phiên chợ chiều chỉ diễn ra trong chốc lát, vì không có gì bán - mua nên "chợ họp đã vãn từ lâu". Xót thương thay, những phế phẩm của buổi chợ lại trở thành những thứ cần dùng quan trọng của nhũng "mảnh đời" nghèo. "Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cứ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của người bán hàng để lại. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó", ở nhân vật Liên, tác giả đã có sự chủ định khi xây dựng nhân vật này thành một người đa sầu, đa cảm và đặc biệt là giàu tình thương đối với những người cùng cảnh ngộ. Từ sau cảm nhận cái buồn khi chiều về, đến đây cô bé Liên lại cho thấy tính cách nhân hậu của mình đối vói những phận nghèo ở ngoài chợ. Nhìn ảnh "những đứa trẻ con cúi lom khom" như những linh hồn khao khát tìm cuộc sống, Liên lại động lòng thương. Từ tình thương những đứa trẻ Liên lại thấy thương chính mình và lòng trở nên buồn man mác. Đối với Liên lúc này không còn là một cô bé thơ ngây nữa mà đã trở thành "chị" của những đứa trẻ, ít nhất tình thương của Liên cũng đã đủ tư cách làm chị rồi. Hình như khi đặt nhân vật Liên đứng trước cảnh đời tù túng, quẩn quanh này, chính tấm lòng nhà văn cũng đang tuôn ra những lời tâm sự với những con người bé nhỏ ấy. Phạm vi hướng đến tình thương nhà văn đi từ cả xã hội rộng lớn đó lại đến từng cá nhân con người. Đầu tiên tác giả buồn cho cảnh chợ nghèo xơ xác, tiếp đó là thương cho những đứa trẻ và cuối cùng là xót xa cho Liên, nhân vật mà nhà văn gửi gắm nhiều nỗi niềm của mình. Có thể nói, cách tổ chức truyện như vậy có tác dụng gợi cho người đọc thấy được cuộc sống của những người nghèo ở phố huyện ngày càng bó hẹp lại và dường như khó tìm ra lối thoát. Ngoài ra những từ ngữ, câu văn được sử dụng cũng tạo cảm giác về đói rách, nghèo khổ của những thân phận cơ hàn. Đặc biệt, tất cả những điều nói trên lại được cảm nhận qua cái nhìn của nhân vật Liên. Tác già có sự bố trí như thế là vì để cho nhân vật tự "nhận thấy" sẽ đem lại hiệu quả hơn trong việc miêu tả. Đó cũng là một sự sáng tạo của nhà văn Thạch Lam. Trong việc tạo dựng nghệ thuật cho tác phẩm.
ở truyện ngắn Hai đứa trẻ, tính chất "tâm tinh” của tác phẩm được dồn lại trong phần ba của tác phẩm. Khi "hai đứa trẻ" thức đợi chuyến tàu đi qua. Mọi biến thái của tâm trạng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Liên được nhà văn miêu tả một cách tỉ mỉ và đầy cảm xúc ở phần này điều đáng chú ý nhất là tần số xuất hiện của những từ "đen, tối, đêm, bóng tối..." hoặc những cụm từ chỉ những màu tối như "leo loét, từng hột sáng" lại càng nhiều. Điều đó làm cho ấn tượng về một cuộc sống nặng nề, buồn thảm càng tăng lên đối với người đọc.
Nếu ở hai phần trước sự cảm nhận của nhân vật Liên là cái buồn mênh mông nơi phố huyện thì ở phần này tác giả lại để cho nhân vật sống trong tâm trạng khắc khoải chờ đợi. Bởi lẽ "hai đứa trẻ " cố sức chờ đợi chuyến tàu đi ngang qua là vì hai cái cớ. Thứ nhất, chuyến tàu đi qua sẽ đem một chút niềm tin, một không khí sống và một thế giới khác đến. Thế giới ấy không giống với cuộc sống tù túng mỏi mòn như ở phố huyện, thứ hai là vì Liên và An đã từng có những kỷ niệm êm đẹp ở Hà Nôi. Nhưng khi về đây hai chị em Liên và An như bị tách khỏi thế giói ồn ào của phố thị, vì vậy cố thức đợi tàu qua là " dịp” để ôn lại tuổi thơ đã qua và khao khát được thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Hình ảnh chuyến tàu là một sự đối lập với những hình ảnh ở phố huyện. Ánh sáng đoàn tàu không giống như ánh sáng nơi ngọn đèn chị Tí, Cả cái âm thanh rít trên đường ray cũng vậy, không ảm đạm, não nề như tiếng tàu kêu bần bật của bác xẩm. Tất cả diễn ra trong sự đối lập. Đối lập ánh sáng và bóng tối giống như "những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối” trên những con đường mập mờ ở phía phố huyện. Những hình ảnh và âm thanh đó đều được hiện lên qua sự cảm nhận của nhân vật Liên. Vì vậy ý nghĩa của tác phẩm càng trở nên sâu sắc.
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ nhà văn Thạch Lam đã dựng lên một tác phẩm nghệ thuật rất đặc sắc. Với những câu văn đầy chất trữ tình, tác giả đã gửi gắm tinh thương của mình đối với những số phận nghèo khổ, tăm tối trong xã hội cũ. Nhà văn, bằng cách sử dụng những từ ngữ gợi nhiều cảm xúc đã làm cho tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật. Đặc biệt với việc xây dựng nhân vật Liên và những cách cảm nhận của nhân vật này, nhà văn Thạch Lam đã thành công trên nhiều mặt, nhất là nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy truyện ngắn Hai đứa trẻ luôn có sức sống lâu bền cùng với thời gian.