Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng
Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng . B ài viết này lamketoan.vn tiếp tục chia sẻ về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn . Trước hết chúng ta phải hiểu được huy động vốn là gì? Huy động vốn là hình thức huy động các khoản ...
Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng. Bài viết này lamketoan.vn tiếp tục chia sẻ về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn.
Trước hết chúng ta phải hiểu được huy động vốn là gì?
Huy động vốn là hình thức huy động các khoản tiền tệ từ những nguồn bên ngoài thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay… Đây là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nguồn vốn này được xem như một khoản nợ mà ngân hàng phải trả.
1. Vai trò của huy động vốn
– Đối với ngân hàng: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, mang lại đầu vào cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác
– Đối với khách hàng
+ Cung cấp một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền sinh lời, gia tăng tiêu dùng trong tương lai
+ Cung cấp cho khách hàng nơi an toàn để cất trữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi.
– Đối với xã hội
+ Quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội.
+ Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng.
+ Điều hoà vốn giữa những khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn.
2. Các hình thức huy động vốn trong ngân hàng
a. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
Nghiệp vụ tiền gửi của Ngân hàng thương mại gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
– Tiền gửi gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn.
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Mục đích của loại tiền này là thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do tính chất linh hoạt nên lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Các khách hàng gửi vào với mục đích là để hưởng lãi. Người gửi lĩnh tiền sau một thời gian nhất .Tuy nhiên vì một lý do nào đó. Nếu rút trước thời hạn thì có thể không được hưởng lãi suất hoặc được hưởng nhưng lãi suất thấp tùy theo từng ngân hàng.
– Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào
b. Phát hành các giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường
Các giấy tờ có giá bao gồm: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.
– Hình thức phát hành:
+ Phát hành giấy tờ có giá ngang giá: Giá bán của giấy tờ có giá = Mệnh giá
+ Phát hành giấy tờ có giá chiết khấu: Giá bán giấy tờ có giá < Mệnh giá
+ Phát hành giấy tờ có giá phụ trội: Giá bán giấy tờ có giá > Mệnh giá
– Hình thức trả lãi:
+ Trả lãi trước: Số lãi được trả cho người mua ngay khi phát hành và được khấu trừ ngay vào mệnh giá của giấy tờ có giá
+ Trả lãi sau: Số tiền lãi được trả cùng gốc khi đáo hạn
+ Trả lãi định kỳ: Tiền lãi được trả cho người mua theo định kỳ hàng tháng, 6 tháng hay 12 tháng.
c. Từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng nhà nước
– Các tổ chức tín dụng khi tham gia thanh toán cũng có thể mở tài khoản tại Ngân hàng, qua tài khoản này ngân hàng có thể huy động vốn giống như các tổ chức kinh tế bình thường.
– Ngoài ra ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thức cho vay như: Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu…
d. Huy động vốn từ các nguồn khác
– Bao gồm: Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn liên doanh, liên kết…bằng Đồng Việt Nam hay ngoại tệ của chính phủ, các tổ chức quốc tế.
– Ngân hàng thương mại nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng
>>>> Xem thêm: Kế toán nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng