Tình hình sản xuất cao su và thủy sản
Cao su là một loại cây được trồng lấy mủ để sản xuất ra các loại sản phẩm có chất cao su. ở nước ta, loại cây này được trồng chủ yếu ở tây nguyên và đông nam bộ. diện tích trồng cao su năm 1975 mới chỉ có 75.200 ha thì năm 1998 con số này đã ...
Cao su là một loại cây được trồng lấy mủ để sản xuất ra các loại sản phẩm có chất cao su. ở nước ta, loại cây này được trồng chủ yếu ở tây nguyên và đông nam bộ. diện tích trồng cao su năm 1975 mới chỉ có 75.200 ha thì năm 1998 con số này đã là 363.400 ha, tăng 4,83 lần so với năm 1975(
Từ năm 1990 đến nay, các công ty cao su đã mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, cơ khí hoá cao, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng, giảm cường độ lao động, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường...nếu trước năm 1989, cả nước mới chỉ có 15 nhà máy tại 10 công ty,thì đến cuối năm 1999 đã có 30 nhà máy tại 19 công ty với tổng công suất thiết kế đạt tới 225.000 tấn/năm(
).Diện tích và sản lượng cao su từ năm 1990 tăng lên nhanh chóng.
bảng 4: diện tích và sản lượng cao su một số năm
năm | 1990 | 1993 | 1995 | 1997 | 1998 |
diện tích (1000ha) | 221,7 | 242,5 | 278,4 | 329,4 | 363,4 |
sản lượng (1000tấn) | 57,9 | 96,9 | 122,7 | 180,7 | 190 |
năng suất(kg/ha) | 261 | 399,5 | 440,7 | 548,5 | 522,8 |
nguồn báo cáo nghiên cứu:tổng quan về ngành nông nghiệp việt nam.tác động của hiệp định wto về nông nghiệp -bộ thương mại.(12/1999)-dự án vie 95/024/a/01/99,trang 9,10,14
Qua bảng trên, ta thấy diện tích và sản lượng cao su tăng nhanh qua các năm. năm 1990, diện tích trồng cao su là 221.700 ha với sản lượng đạt ở mức khiêm tốn 57,9 ngàn tấn. năm 1993, diện tích là 242,5 ngàn ha, tăng so năm 1990 là 1,09 lần; sản lượng tăng lên rõ rệt là 96,9 ngàn ha, tăng 1,67 lần so với năm 1990. đến năm 1995, diện tích và sản lượng là 278,4 ngàn ha và 122,7 ngàn tấn, tăng so với năm 1993 tương ứng là 1,15 lần và 1,27 lần. năm 1997, diện tích và sản lượng tăng tương ứng lvới năm 1995 là 1,18 lần và 1,47 lần; năm 1998 là 1,10 lần và 1,05 lần. ta thấy, năm 1997, sản lượng cao su tăng một cách đột biến so với các năm trước. sản lượng cao su tăng trung bình khoảng 6,27%/năm, năng suất đạt trung bình qua các năm là 435 kg/ha. từ năm 1990 đến năm 1999 sản lượng cao su đã tăng lên nhanh chóng đạt1050 ngàn tấn
Thủy sản là một ngành rất có lợi thế ở việt nam vì chúng ta có đường bờ biển dài, dọc theo chiều dài của đất nước, nguồn thủy sản lại rất phong phú và đa dạng nên rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và vận chuyển.
Trong 5 năm 1991-1995, tổng sản lượng thủy sản toàn ngành đạt 6,1 triệu tấn, tăng 32,4% so với thời kì 1986-1990; riêng năm 1995 đạt 1,58 triệu tấn so với 969 ngàn tấn năm 1991. sản lượng thủy sản xuất khẩu trong 5 năm đó đạt 1,35 triệu tấn, doanh thu 1944,3 triệu usd, tăng 43,7% so với 5 năm trước đó; riêng năm 1995 xuất khẩu đạt 550 triệu usd
bảng 5: sản lượng nuôi trồng thủy sản một số năm
năm | 1991 | 1995 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 |
sản lượng (1000tấn) | 168 | 402 | 417 | 450 | ||
% so sánh liên hoàn | 100 | 239 | 103,7 | 108 |
nguồn: thủy sản việt nam sau 18 năm đổi mới (1980-1998)-nguyễn sinh cúc.
tạp chí cộng sản số 20 (10/1998) trang 45
Năm 1998, xuất khẩu thủy sản đạt 850 triệu usd, tăng 5% so với năm 1997(4). năm 2000, ngành thủy sản đã đóng góp 25% vào tổng kim ngạch, xuất khẩu đạt 1,4 tỉ usd, gấp 2,5 lần năm 1995(5). đây là một thắng lợi to lớn của ngành thủy sản do có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu đầu tư; cơ cấu mặt hàng và cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu cũng chuyển biến theo hướng đa dạng hoá gắn với yêu cầu của thị truường; nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu được xây dựng mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu như cà mau, an giang thu hút hàng chục nghìn lao động nông nghiệp, góp phần phân công lại lao động ở nông thôn. nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm, mặt khác tập trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản.