Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Hướng dẫn I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh Yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh là chuẩn xác. Để đạt được sự chuẩn xác cần chú ý một số điểm ...
Hướng dẫn
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
Yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh là chuẩn xác.
Để đạt được sự chuẩn xác cần chú ý một số điểm sau:
– Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
– Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, nhất là các tài liệu có giá trị, đáng tin cậy.
– Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.
2. Luyện tập
Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu (a)
Viết như thế không chuẩn xác vì:
– Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.
– Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
– Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
Câu (b)
Trong câu đã nêu có điểm chưa chuẩn xác là ý nghĩa của cụm từ thiên cổ hùng văn. Ý nghiệm chính xác của thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời, chứ không phải là áng hùng văn được viết trước đây đúng một ngàn năm.
Câu (c)
Văn bản trên không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ do đó không thể sử dụng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Tính hấp dẫn cũng rất quan trọng đối với một văn bản thuyết minh.
Để một văn bản thuyết minh có tính hấp dẫn cần:
– Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác;
– So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe;
– Làm cho câu văn biến hóa linh hoạt, tránh đơn điệu;
– Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
2. Luyện tập
Bài tập 1
Luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” có tính khái quát. Để làm sáng tỏ luận điểm khái quát đó, hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng đã được tác giả đưa ra. Vì thế, luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể dễ hiểu. Sự thuyết minh do đó cũng hấp dẫn sinh động.
Bài tập 2
Việc hiểu biết về sự tích Hồ BaBể tạo thích thú cho ta khi đứng trước hồ này. Nói chung khi tham quan bất kì một danh lam thắng cảnh nào người ta cũng muốn biết thêm về những sự tích, những truyền thuyết có liên quan đến danh lam thắng cảnh đó. Vì vậy, bài văn thuyết minh về Hồ Ba Bể có nói đến những sự tích, truyền thuyết của nơi đó như đưa người đọc trở về thuở xa xưa kì ảo nhất định sẽ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn nhiều.
LUYỆN TẬP
Gợi ý trả lời
Đoạn văn thuyết minh của Vũ Bằng sinh động, hấp dẫn vì:
– Nói về một món ăn có sức gợi cảm đối với mọi người.
Đặc biệt là cách thuyết minh sinh động, hấp dẫn:
– Giúp người đọc tiếp xúc với phở trên nhiều góc nhìn khác nhau: xa, gần, nhập vai người ăn, người đứng ngoài nhìn…
– Khơi gợi ra nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị (mây khói chùa Hương bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu…).
– Dùng một vốn ngôn ngữ phong phú, linh hoạt: từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi liên tưởng. Câu văn luôn thay đổi nhịp điệu: câu dài, câu ngắn xen lẫn nhau, cả câu đơn câu ghép, câu tường thuật với câu cảm thán, câu nghi vấn…
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- phân tich tinh chuân xác của văn bản thuyết minh
- tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh