CUỘC SỐNG CỦA MỊ TRƯỚC KHI VỀ LÀM DÂU NHÀ THỐNG LÍ PÁ TRA
Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, ...
Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.
Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:
– Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.
Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:
– Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.
Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chi tiết: Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh chị về cuộc đời nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Bài làm
Câu 1: Chi tiết Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị, nhà văn Tô Hoài đã mang đến người đọc một cô thiếu nữ dân tộc quyến rũ, tươi tràn sức sống thanh xuân. Mị nhƣ đóa hoa ban, hoa mơ của núi rừng Tây Bắc, trong trắng, thanh khiết, khiến bao chàng trai phải si mê, theo đuổi.
Câu 2:Cuộc đời nhân vật Mị trước khi về làm dâu
Sau lời giới thiệu đầy ám ảnh, Tô Hoài ngược dòng thời gian kể về lai lịch xuất thân của Mị. Mị sinh ra trong một gia đình lao động nghèo. Cái nghèo truyền kiếp cứ bám lấy cha mẹ Mị và Mị. Mị là thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, nết na, vừa chăm chỉ lao động, vùa hiếu thảo. Mị yêu đời ham sống và khao khát tự do.
– Khi thống lí Pá Tra đến bảo bổ Mị: “Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho” thì Mị bảo bố răng: “ con nay đã biết quốc nương làm ngô. Con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” Câu nói là sự lựa chọn dứt khoát đầy bướng bỉnh ngang ngạnh của Mị. Câu nói chất chứa tinh thần phản kháng, quyết liệt, niềm khát khao tự do của Mị. Mị thà chấp nhận làm nương, làm rẫy cực nhọc để được tự do còn hơn làm dâu con nhà giàu mà phải buộc mình vào kiếp nô lệ
– Hội tụ tất cả vẻ đẹp của thiếu nữ Tây Bắc, Mị trở thành niềm ao ước của biết bao chàng trai ( Tết đến, trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Có biết bao nhiêu người ngày đêm thổi sáo đi theo Mị). Mị xứng đáng được hưởng cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Nhưng cánh cửa hạnh phúc của Mị đã bị đóng sập bởi bàn tay tàn độc của cha con thống lí Pá Tra.