18/06/2018, 17:08

Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha (phần 5B)

Nguyễn Cung Thông[1] Phần này bàn về tiếng Việt dùng trong Kinh Lạy Cha (KLC) qua các văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Tiếp theo bài viết `5A, bài 5B sẽ ghi nhận thêm các dữ kiện nhìn KLC từ các lăng kính khác nhau, hi vọng người đọc sẽ thấy thích thú và tìm hiểu sâu xa ...

chu-quoc-ngu-1.jpg

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về tiếng Việt dùng trong Kinh Lạy Cha (KLC) qua các văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Tiếp theo bài viết `5A, bài 5B sẽ ghi nhận thêm các dữ kiện nhìn KLC từ các lăng kính khác nhau, hi vọng người đọc sẽ thấy thích thú và tìm hiểu sâu xa hơn.

Untitled

Chúng ta đang ở đây (ở trên trái đất, trong hệ mặt trời hay chỉ là một chấm nhỏ ở đầu mũi tên này). Hình trên cho thấy hệ mặt trời nằm trong dãi Ngân Hà có trung tâm là vùng sáng ở giữa (chùm sao Saggitarius).

Kiến thức khoa học con người về trái đất và vũ trụ đã thay đổi nhiều so với trước đây: không còn chỉ có ba lớp đơn giản là trời (vũ trụ), đất và lòng trái đất (khối nóng cũng là địa ngục) mà trái đất thuộc vào hệ mặt trời (thái dương hệ) và hệ mặt trời lại thuộc vào dải Ngân Hà (Thiên Hà). Hệ mặt trời chỉ là một chấm nhỏ trong dãi ngân hà – xem hình bên trên. Khi soạn bài này thì NASA (Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ) vừa thông báo về dự án thăm dò lòng đất của Sao Hoả (Mars), cũng như sự xuất hiện các dự án chở người lên Sao Hoả (td. nhà thám hiểm Elon Musk dự định đưa người lên vào năm 2025). Do đó, khi có người nào qua đời trên mặt trăng hay Sao Hoả thì có thể sa địa ngục hay xuống lòng trái đất cực nóng (lửa luyện ngục) hay không? Có sinh vật nào khác hiện hữu trong vũ trụ mênh mông này không? … Các khái niệm về nguồn gốc loài người, ‘thiên đàng’ và ‘địa ngục’ vì vậy cần phải được xem lại. Các điều thú vị này không phải là trọng tâm của bài viết 5A và 5B so với cách dùng như quốc/nước và ngữ pháp vào thời VBL. Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này.

0