Tiếng Pháp
, trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa (le français hay la langue française) là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất của nhóm Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu) mặc dù số người dùng tiếng Pháp không thể nào so sánh với số người dùng các ...
, trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa (le français hay la langue française) là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất của nhóm Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu) mặc dù số người dùng tiếng Pháp không thể nào so sánh với số người dùng các ngôn ngữ khác trong cùng nhóm, như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. là một ngôn ngữ toàn cầu được 80 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và 190 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai, và 200 triệu người sử dụng như ngoại ngữ, với số lượng người sử dụng đáng kể ở 57 quốc gia. Phần lớn số người tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ ở Pháp, số còn lại sống ở Canada (đặc biệt là Quebec, và một số ít hơn ở Ontario và New Brunswick), Bỉ, Thụy Sĩ, châu Phi nói tiếng Pháp (Cameroon, Gabon, Côte d'Ivoire), Luxembourg, Monaco. Phần lớn những người sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai sinh sống ở châu Phi Pháp ngữ. Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia Pháp ngữ có dân số đông nhất.
Có 26% dân số ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (tổng số dân là 497.198.740 người) sử dụng tiếng Pháp, trong đó có 65 triệu người nói như tiếng mẹ đẻ và 69 triệu người nói như ngôn ngữ thứ nhì hoặc ngoại ngữ. Số lượng người nói tiếng Pháp ở Liên minh châu Âu xếp thứ 3 sau tiếng Đức (thứ nhất) và tiếng Anh (thứ nhì). cũng là một tiếng chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Minh Âu Châu, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế (Jeux olympiques), Cộng đồng Pháp ngữ (la Francophonie), Tổ chức Bưu Chính Quốc Tế và của 31 quốc gia – trong đó Pháp là nước có nhiều người dùng nhất.
Trước khi bị xâm chiếm bởi Đế quốc La Mã, dưới sự lãnh đạo của Julius Cæsar, các khu vực thuộc Pháp hiện giờ là đất của một giống dân Celt có tên là người Gaul; cộng thêm vào đó là người Ibero ở phía nam, người Ligure ở dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và người Vascon (hay Gascon) ở dọc theo ranh giới với Tây Ban Nha bây giờ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều người Pháp nhận tổ tiên của họ là người Gaul (tiếng Pháp: nos ancêtres les Gaulois), tiếng Pháp hiện nay chỉ còn độ 200 từ có gốc Celt – đa số là các địa danh. Ngôn ngữ được dùng một cách chính thức tại Pháp sau khi bị xâm chiếm, giống như tại các vùng khác của Đế quốc La Mã, dĩ nhiên là tiếng Latin – một loại Latin bình dân (Latin vulgaire) chắc chắn không thể nào được chấp nhận bởi các nhà văn thơ nổi tiếng của văn chương Latin như Cicero.
Các nhóm người Đức và ảnh hưởng của tiếng Đức
Vào thế kỷ thứ 3, các giống dân Đức bắt đầu xâm chiếm Đế quốc La Mã; nhiều nhóm, sau khi xâm chiếm, đã định cư tại Pháp. Trong số các nhóm định cư, bốn nhóm có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ dùng tại Pháp lúc bấy giờ là: người Frank (định cư tại miền bắc), người Aleman (định cư dọc theo biên giới Đức), người Burgundi (định cư dọc theo thung lũng sông Rhône) và người Visigoth (hay người Goth – định cư tại vùng Aquitaine). Ảnh hưởng văn hoá của các giống dân người Đức này hiện rõ nhất trong bộ từ vựng của tiếng Pháp hiện nay: 15% các từ tiếng Pháp có gốc Đức.
Đến cuối thế kỷ thứ 5 thì các giống dân Đức chiếm hoàn toàn đất Pháp từ tay của Đế quốc La Mã. Các ngôn ngữ dùng tại Pháp trong 4 thế kỷ sau đó bị biến đổi dần dần và được các nhà ngôn ngữ học chia ra làm 3 tiếng chính:
* Tiếng Oïl, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oïl, là tiếng được dùng tại miền bắc. Tiếng này là loại tiếng Latinh bình dân dùng dưới thời Đế quốc La Mã nhưng bị biến đổi rất nhiều vì ảnh hưởng ngôn ngữ của người Frank. hiện nay là hậu thân của tiếng này. Một số giọng tiếng Pháp ở miền bắc bây giờ, như các giọng Picard, Wallon, Normand..., cũng là hậu thân của nó.
* Tiếng Oc, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oc, là tiếng được dùng tại miền nam. Tiếng này ít bị ảnh hưởng của người Frank nên gần tiếng Latinh hơn. Một số giọng tiếng Pháp ở miền nam bây giờ, như các giọng Gascon, Provençal..., là hậu thân của tiếng này.
* -Provençal (hay Arpital) là một loại tiếng đứng giữa hai tiếng kể trên.
Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Pháp hiện nay là một loại tiếng Rôman nhưng đã bị khá nhiều ảnh hưởng của tiếng Đức. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Pháp (la langue française), nước Pháp (la France) và nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Frank của người Frank.
Khi người Anglo-Saxon xâm chiếm đảo Anh trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, một số người Celt sống tại các vùng tây-nam của đảo Anh chạy sang sống tại vùng tây-bắc của nước Pháp. Những người này tuy không phải là người Gaul khi xưa của Pháp nhưng dùng một thứ tiếng khá giống – vì người Gaul cũng là người Celt – nên họ đã có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ địa phương tại vùng họ định cư. Ngày nay ảnh hưởng này còn tồn tại trong giọng Breton của tiếng Pháp. Hơn nữa, một số người Pháp lớn tuổi sống tại Breton vẫn còn có thể giao dịch với các người Celt sống tại xứ Wales và các vùng Cornwall, Devon của Anh.
Trong khi đó về phía nam, trong khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, người Vascon từ Tây Ban Nha vượt qua dẫy Pyrénées sang định cư tại vùng tây-nam của Pháp. Ảnh hưởng văn hóa của những người này còn tồn tại trong giọng Gascon của tiếng Pháp ngày nay.
Các nhà ngôn ngữ học chia sự phát triển của tiếng Pháp ra làm 4 giai đoạn:
* Thượng cổ (ancien français): Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13, điển hình bởi các văn kiện như Lời Tuyên thệ tại Strasbourg (843), Vie de Saint Léger (980), Chanson de Roland (1170), Brunain la vache au prestre (1165 và 1210), .... Tuy nhiên có nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Pháp dùng trong thế kỷ thứ thứ 9 (nhất là Lời Tuyên thệ tại Strasbourg) là một loại tiếng Rôman tiền thân của tiếng Pháp.
* Trung cổ (français moyen): Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 16, điển hình bởi các văn kiện như Les Enseignemenz (1304-1314), Lais ou le Petit Testament (1456), ...
* Cổ điển (français classique): Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 18, điển hình bởi các văn kiện như Sonnets (1545-1555), Peau d’Âne (1694), .... Vào năm 1539, vua Francis I ra Đạo lệnh Villers-Cotterêts tuyên bố tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Pháp. Vào năm 1634, Hồng y Richelieu thành lập Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) để thống nhất và bảo vệ tiếng Pháp.
* Cận đại (français moderne): Từ cuối thế kỷ thứ 18 đến nay. Thế kỷ thứ 18 và thế kỷ thứ 19 là thời kỳ huy hoàng của tiếng Pháp vì hầu hết các nhà quý tộc và các hoàng gia tại Âu châu đều có thể nói tiếng Pháp, ngôn ngữ chính trong các lãnh vực văn học và nghệ thuật là tiếng Pháp; cho đến gần giữa thế kỷ thứ 20 tiếng Pháp vẫn còn là tiếng chính trong lãnh vực ngoại giao.
Các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Pháp vào phân nhánh phía Tây của Nhánh Ý-Tây thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu.
Các tiếng gần tiếng Pháp nhất là tiếng Picard, tiếng Norman, tiếng Wallon, tiếng Pháp-Provençal và tiếng Romansch (Thuỵ Sĩ). Sau đó là các tiếng Gascon, Provençal, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Romana.
là tiếng chính thức độc nhất của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây: Bénin, Burkina Faso, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Gabon, Guadeloupe, Guinée, Guyane thuộc Pháp, Mali, Martinique, Monaco, Niger, Pháp, Polynésie thuộc Pháp, tỉnh bang Québec của Canada, Réunion, Saint-Pierre và Miquelon, Sénégal và Togo.
là một trong nhiều tiếng chính thức của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây: Bỉ (cùng với tiếng Hà Lan và tiếng Đức) – đặc biệt là vùng Wallonie là vùng của cộng đồng Pháp, Burundi (cùng với tiếng Kirundi), Cameroon (cùng với tiếng Anh), Canada (cùng với tiếng Anh) – đặc biệt là tỉnh bang New Brunswick, hay Nouveau-Brunswick, (cùng với tiếng Anh) và các lãnh thổ tự trị Nunavut, Northwest Territories (cùng với tiếng Anh và 11 tiếng bản địa khác), Comores (cùng với tiếng Shikomor và tiếng Ả Rập), Cộng hòa Trung Phi (cùng với tiếng Sangho), Djibouti (cùng với tiếng Ả Rập), Haiti (cùng với tiếng Kreyol), Liban (cùng với tiếng Ả Rập), Luxembourg (cùng với tiếng Đức và tiếng Luxembourg), Madagascar (cùng với tiếng Malagasy), Mauritius (cùng với tiếng Anh), Rwanda (cùng với tiếng Anh), Seychelles (cùng với tiếng Anh), Tchad (cùng với tiếng Ả Rập), Thụy Sĩ (cùng với tiếng Ý, tiếng Romansh và tiếng Đức) và Vanuatu (cùng với tiếng Bislama và tiếng Anh).
Một vài nước, hay lãnh thổ, tuy tiếng Pháp không là một tiếng chính thức nhưng có một số người dùng đáng kể là: Algérie, Việt Nam, Andorra, Tunisia, Maroc, các tỉnh bang Ontario và Manitoba của Canada.
Ngoài ra các người dùng tiếng Pháp, tuy chỉ là một số nhỏ, còn ở tại các nơi sau đây: Ai Cập, vùng Pondicherry của Ấn Độ, Đảo Channel của Anh, Kampuchia, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ, Lào, Mauritania và vùng Aosta của Ý.
* Tuy Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức nhưng vài tiểu bang, như Louisiana, có ban hành luật công nhận các tiếng chính thức ngoài tiếng Anh.
* Tiếng Acadien (New Brunswick hoặc Nouveau-Brunswick)
Giọng Cajun (Louisiana)
* tại Bỉ
Giọng Wallon
* tại Canada
* tại Đông Dương
* tại Maghréb
* tại Pháp
Giọng Breton
Giọng Gascon
Giọng Lyon
Giọng Marseille
Giọng Normand
Giọng Paris
Giọng Picard
Giọng Provençale
* tại Phi Châu
* Tiếng Québécoise
Giọng Lac Saint Jean
Giọng Gaspésie
* tại Thụy Sĩ
Ngữ pháp tiếng Pháp mang đặc điểm của nhóm ngôn ngữ Rôman là một ngôn ngữ biến tố. Các danh từ gồm 2 giống: cái (féminin) và đực (masculin) và được hợp theo số lượng; các tính từ được hợp theo giống và số lượng. Các động từ được chia theo các ngôi và phụ thuộc vào trạng thái của chủ ngữ để phân loại và chia cùng với các trợ động từ (être hay avoir) ở các thời kép.