Thuyết minh về trò chơi thả diều
– Bài số 1 Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một ...
– Bài số 1
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi.
Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
– Bài số 2
Thả diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn và đã có từ ngàn xưa. Diều không chỉ là một trò chơi mà là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa. Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo. Tài liệu có niên đại 972 ghi lại rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, đĩa, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa Đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành, hễ có chiếu diều bị rơi là nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma cầu an.
Diều còn là một phong tục của Vua Chúa. Vào những đêm trăng sáng, Vua và Quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng Thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở Vương quốc của rắn Thần Naga.
Ở Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng chưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng để giữ cho dây diều khỏi đứt và kéo nó về nếu bị rơi xa. Vì vậy, vào dịp Triều đình thả diều, nhà Vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng Vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Cũng ở Thái Lan, họ có tục đấu diều. Nhà Vua trực tiếp tham gia cuộc đấu này. Người ta chia làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái gọi là Pắckao. Kula có nhiệm vụ làm đứt dây Pắckao. Pắckao có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của Kula nhằm bảo vệ mình, hạn chế sức công phá của Kula.
Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loại dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nhà Nông cần khô ráo để thu hái, phơi phóng. Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim-Cá, Trời-Nước, Khô-Ẩm là những đặc điểm trọng hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công… hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng.
Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.
Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta tổ chức các cuộc thi thả diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Đặc biệt, một số liên hoan thả diều Quốc tế gần đây đã có sự có mặt của diều Việt Nam.
Qua nhiều lần tham dự các cuộc thi diều trong nước cũng như Quốc tế, chúng ta nhận thấy diều Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số diều của các nước. Nhìn chung, diều của các nước Âu Mỹ có kích thước lớn, làm bằng vật liệu tổng hợp đắt tiền, lắp ghép bằng những hình khối vuông, tròn, hình trụ, tam giác, lục giác và phải dùng loại dây lèo to. Khi thả diều lên tới độ cao nhất định thì họ neo diều vào xe tải, mặc sức cho diều đùa giỡn với nắng gió. Chỉ những khu vực rộng, khi thời tiết thuận, tức là có gió lớn mới đủ sức nâng những chiếc diều ấy. Diều của Nước ngoài thường chú ý đến mặt động lực học và tính ước lệ tượng trưng nên nó không có tên gọi cho từng con diều cụ thể. Còn diều của Việt Nam, những sản phẩm từ tre, gỗ, giấy, vải, qua bàn tay thủ công của những người chơi diều dân dã, đã luôn cuốn hút người thưởng ngoạn, được ví như “nghệ thuật múa rối trên không”. Về phần trang trí, trình bày thì công phu cầu kỳ, thường gắn liền với các con vật quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng… Diều ở nước ta thường dùng dây lèo nhỏ, mềm mại, thả diều bằng tay và điều khiển theo ý muốn. Dây neo diều hóa thành sợi dây nối hiện thực với ước mơ, nối trái đất bình yên với bầu trời rộng mở.
Ở mỗi vùng đất nước ta, người chơi diều luôn tìm tòi sáng tạo nhiều kiểu diều khác nhau. Đặc biệt, vùng Huế nổi tiếng với những loại diều tinh xảo, cầu kỳ, muôn màu, muôn vẻ hình thù khác nhau. Các nghệ nhân chơi diều đất Thần kinh có kỹ thuật chế tác và điều khiển diều rất điêu luyện. Diều Huế – Việt Nam đã từng xuất hiện bên cạnh các “cường quốc” diều thế giới và gây ngạc nhiên cho các nhà chơi diều chuyên nghiệp ở những lần Liên hoan Diều Quốc tế trước đây tại Cộng hòa Pháp, Italia.
Trẻ con thường tự làm những cánh diều đơn giản. Chỉ cần lấy giấy học trò, viền gấp lại, buộc dây quai và thắt dây lèo vào giữa quai, đuôi diều dán vào thân diều, vậy là đã có chiếc diều bay cao dù không quá ngọn tre nhưng cũng đủ dậy lên niềm vui sướng.
Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi ngập tràn nông thôn miền Bắc cũng là lúc không gian đầy ắp tiếng sáo diều vi vu, nhất là trong kỳ nghỉ hè của học sinh hay lúc nông nhàn. Những cánh diều ấy thường mộc mạc, thô sơ, ít sắc màu nhưng hầu như chiếc nào cũng gắn sáo, diều lớn có thể gắn tới bốn, năm sáo. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang; sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Chúng hòa quyện nhau, tạo nên bản hòa tấu vui nhộn, thanh bình. Cánh diều thường hình trăng lưỡi liềm, khung diều làm bằng cật tre bánh tẻ, chuốt tròn và ráp nối với nhau. Giữ khung diều là một “xương sống” bằng tre cứng to bản, nhô dài ra hai bên khung. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước 30o với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều được phất bằng giấy bản, đối khi bằng vỏ bao xi măng, tuy nặng nhưng bền. Giấy phất được bồi thành nhiều lớp bằng nhựa trái cây, pha dẻo kẹo. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Ngày trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm thước; có khi dây neo làm bằng sợi đay xe lại, nhưng không được bền lắm. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa thật xa sang những làng bên, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.
Chiều chiều, trời trong xanh, gió Nam ***g lộng, những người chơi diều ra đầu làng thả, có khi để diều bay suốt đêm, nằm chơi trên chiếc chõng tre giữa sân nghe tiếng sáo vi vu man mác trong đêm trăng thanh, thấy tâm hồn bay bổng như trút hết mọi lo toan mệt nhọc.
– Bài số 3
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây:nếu là diều to bạn phải có daay to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; sáo(chỉ để lắp cho diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người….Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất, và mời bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây:
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bịhai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
– Bài số 4
Diều không chỉ là một trò chơi trẻ con, người lớn cũng chơi diều và thả diều thi còn là một trong những trò bách hí tại hội hè đình đám. Ca dao có câu:
Cầm dây cho chắc
Lúc lắc cho đểu
Để bố đâm diều
Kiếm gạo cho con
Diều là một đồ chơi làm bằng nan tre, phất bằng giấy, người xưa dùng giấy ban, có khi là những quyển sách chữ nho cũ được đem gỡ ra dùng. Diều có đuôi hoặc không có đuôi, có đeo sáo hoặc không có đeo sáo, có khi không deo sáo lại đeo một chiếc màng, còn gọi là ve hoặc cái van kêu ve ve. Diều thả ra, nhờ sức gió đẩy lên cao nhưng phải buộc lèo và dòng dây. Lèo có lèo cái và lèo con, lèo cái một đầu buộc vào lèo con, lèo con buộc vào khung con ở mé trên, còn đầu kia buộc vào phía dưới khung cái diều.
Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai cho các diều nhỏ, bằng dây tre chẻ chuyên theo chiều dài dây, dây mây, dây thừng nhỏ và sau này cả dây thép nữa cho các diều lớn.
Sáo diều bằng ống tre hay gỗ khoét rỗng, hai đầu bằng gỗ bịt, có khe cho gió lồng vào tạo nên tiếng kêu. Màng diều làm bằng một thanh cật tre nhỏ cuốn hình bán nguyệt, hai đầu thanh cật tre buộc căng một chiếc màng mỏng cấu tạo bởi lượt màng mỏng bóc ra từ một ống tre, hoặc mép một mảnh của thân cây chuối.
Có nhiều hình thù khác nhau, dưới đây chúng tôi xin trình bày một số:
Diều ấu nhi
Diều này không mang một tên riêng, diều do các em nhỏ tự làm lấy. Đây là chiếc diều đơn giản nhất trong các loại diều. Mỗi khi mùa nắng tới, dân chúng Sài Gòn thường bắt gặp tại vài khu những em bé thả diều hoặc đang chạy với một chiếc diều có một đoạn dây ngắn. Em bé chạy, tạo sức mạnh cho gió đê đây chiêc diều lên cao. Diều lên tới đâu, em bé tuôn dây tới đó, cho đến một mức đã khá cao hoặc hết dây mới thôi. Cảnh tượng em bé chạy diều như thế, chúng ta cũng có thể thấy hàng ngày gặp ở thôn quê.
Những chiếc diều ta thấy các em bé này ưa chơi là chiếc diều đơn giản nhất, đơn giản đến độ không có cả một tên riêng, và làm chiếc diều này cũng dễ dàng và tốn công nhất, chỉ cần hai nan tre mỏng, một nan ngang và một nan dọc, đầu nan iọc buộc vào giữa nan ngang, tạo thành một góc thẳng thước thợ, mỗi bên đứng 90°, hay nói theo kiểu người xưa, hai nan chắp thành hình chữ ĐINH (T) hoặc hai nan diều cột thẳng góc với nhau ở giữa tạo ra hình chữ thập (+). Đấy là khung diều. Trên nan diều này các em dán giấy, dùng bất cứ giấy gì, dán thành một hình tam giác hoặc một hình thoi có đường chéo góc ngang (nan tre nằm ngang) dài bằng
2/3 đường chéo góc đứng, bề dài chiều nan tre này là bề ngang của chiếc diều. Các em dán thêm vài cái đuôi vào mé dưới thân diều, bề rộng chiếc đuôi độ một phân, còn bề dài tuỳ theo tầm vóc của chiếc diều. Chiếc diều như vậy kể là xong, các em buộc lèo vào diều, có dây là các em đem chạy cho diều lên là được.
Lèo làm như thế nào? Lèo con buộc vào nan ngang, ở phía hai bên nan dọc, cách xa nan dọc đều nhau, mỗi bên chừng ba, bốn phân, sợi dây lèo như vậy từ tám đến mười phân. Lèo cái buộc một đầu vào giữa lèo con, chính giữa để giữ thăng bằng cho diều, còn đầu kia buộc vào cuối nan dọc, sợi dây làm lèo cái dài từ 25 đến 30 phân. Khi lèo cái buộc vào lèo con, ta thấy trông giống như chữ Y.
Thả diều phải có dâv, các em buộc dây vào lèo cái. buộc sao cho cân chiếc diều, không nặng đầu, lúc thả diều sẽ quay tít. hoặc nhẹ đầu lúc thả diều sẽ ngáp ngáp không lên.
Chiếc diều này chỉ các em ấu nhi mới chơi, có nơi đặt tên là diều chữ thập, nhưng thật ra diều chữ thập không giản dị đến như vậy. Để phân biệt với các diều khác chúng tôi xin gọi là diều ấu nhi.
Diều chữ thập
Diều chừ thập cũng giản dị như diều ấu nhi. Diều cũng làm bằng hai nan tre được buộc vào nhau theo hình chữ thập giữa nan dọc buộc vào chính giữa nan ngang. Một mảnh giấy được dán lên hai nan này, giấy hoặc hình vuông hoặc hỉnh thoi nếu hai thanh nan thanh dài thanh ngắn, góc giấy dán vào phía đầu hai khung diều. Lèo con buộc theo nan ngang, lèo cái buộc vào lèo con và vào gần giừa nữa hai phần dưới nan dọc, khác với diều trên, lèo này buộc vào cuối nan dọc.
Diều có dán đuôi, hoặc cùng có em không dán đuôi. Điều này cũng như diều trên, các em chỉ chạy diều thay vì thả diều.
Diều cánh bầu
Ông Ngô Ọuý Sơn trong tài liệu đà dẫn gọi diều này là diều vàng. Diều hình quả trứng nhưng nhọn hai đầu. Tên diều như vậy do hai cánh diều uốn bầu nghĩa là không nhọn hẳn.
Diều làm bằng ba chiếc khung, một khung cái và hai khung con. Hai khung con bằng nhau, vót nhỏ, hai đầu hơi thuôn thuôn von vót, còn khung cái là một thanh tre cật, vót dẹt thay vì vót tròn, khung cái ngắn hơn chỉ bằng hai phần ba khung con. Ở hai đầu khung bề mặt lòng cật, có khía hai rạch nhỏ, hai rạch này là nơi đặt hai khung con khi làm diều.
Khung con cùng như khung cái dùng cật tre. người làm diều thường chọn khúc tre có đốt ở chính giữa. Vót khung con xong, phải thử xem hai bên có thật về nặng nhẹ cùng như về khoảng dài của mỗi bên rồi mới đem làm diều, thử cách buộc một sợi dây vào giữa, do thăng bằng hai bên, nâng lên tòn teng như một chiếc cân không thấy bên nào nặng nhẹ, ấy là khung đã cân.
Hai khung con dược đặt vào khung cái ở hai rạch nơi phía trên và dưới, chính giữa khung con vào những rạch này và được buộc chặt lại. Mồi bèn hai khung con được buộc níu vào nhau cho chặt và cho cân đê tạo thăng bàng, diều lên không bị nánh, nghĩa là bị nghiêng về một phía.
Sau đó dùng dây uốn hai cánh hơi cong cong để diều nong gió, uốn hai cánh bầu bầu khum khum cho diều dễ lên. Phải dùng dây chằng qua các khung con để khung diều dược ngay ngắn thăng bàng, cân xứng và đều đặn.
Như thế là toàn thể thân diều đã xong. Dùng giấy bản dán. Trước đây, người viết bài này khi chơi diều thường xé vở viết tập chữ Hán, những tờ đã viết rồi, để dán diều và đã được ăn nhiều trận đòn về tội xé vở này.
Muốn cho diều được đẹp, và cũng để giữ những sợi dây uốn chang qua các khung con không xê dịch khi diều thả lên trời, hoặc khung bị nhỏ ngót vì trời quá nóng, những tờ giấy nẹp nhỏ, bề ngang độ nửa đốt ngón lay, được dán phủ lên trên những đường dây uốn khung này.
Diều có thể không có đuôi nhưng muốn vậy, khi làm nhiều và uốn khung diều phải tính trước để phía trên nhẹ hơn phía dưới. Các em thường làm đuôi cho diều dễ lên. Diều có thể có hai hay ba đuôi, dài ngắn tùy theo thân diều, cốt sao cho diều đừng nặng đầu, diều nặng đầu khi thả sẽ quay tít rồi đâm xuống đất. Và cũng đừng nặng đuôi, nặng đuôi, diều không đủ sức mang đuôi cũng không lên được.
Dán xong phải làm lèo, một lèo con và một lèo cái, lèo con buộc vào khung con phía trên, ở hai bên khung cái, cách xa khung cái đều nhau, lèo cái buộc một đầu dây vào giữa lèo con, còn đầu kia vào phía dưới khung cái. Dây thả diều buộc vào lèo cái.
Diều cánh cắt
Giống như diều cánh bầu, chỉ khác ở điểm hai cánh không uốn bầu khum khum mà uốn thẳng trông nhọn hơn và mạnh hơn, nhọn từa tựa cánh con chim cắt.
Diều cánh phản
Cũng làm bằng ba khung, hai khung con và một khung cái, giống như những khung diều cánh bầu và diều cánh cắt. Hai khung con cùng phải vót đều nhau, khung cái cùng cỏ hai rạch ở nơi cột hai khung con, hai khung con cùng được cột vào khung cái ở chính giữa mỗi chiếc khung.
Diều mang tên cánh phản vì hai cánh bằng phẳng như một tấm phản, không được uốn cong như diều cánh bầu hoặc diều cánh cắt. Những khung con cũng không được cột níu với nhau ở hai đau cánh. Diều cũng dán bằng giấy bán.
Diều cùng có hai lèo, và lèo được cột vào diều cũng như các loại diều trên. Diều có thể có đuôi, hai hoặc ba đuôi, tùy hứng của các em chơi diều
Diều cánh cốc
Diều này lúc thả lên, hai cánh đều trông giống như hai cánh một con cốc, đầu diều tròn tròn tựa đầu cốc, và thân diều là thân con cốc đang bay. Diều có thể có đuôi hay không có đuôi.
Diều dược làm bằng ba nan tre, tạo nên khung diều, hai nan đều nhau còn nan thứ ba dài gần gấp đôi hai nan kia. Cả ba nan tre này đều vót nhọn, hai nan đều nhau phải vót hai đầu hơi thuôn thuôn, vót cho thật cân để tránh cho diều khỏi nánh khi thả lên cao. Nan diều phải bằng cật tre để chịu đựng nổi cơn gió.
Hai nan đều nhau được uốn thành hai cánh diều, hai nan này được cột vào nhau ở nơi chính giữa mồi nan. Muốn cho nan diều được hai bên thật cân về chiều dài cũng như về sức nặng, nhẹ phải thử như cách thử khung diều cánh bầu trước khi làm diều. Hai chiếc nan đã được cột vào nhau thành hình chữ thập ở chính giữa rồi, lại phải cột cả hai đầu lại dùng dây uốn thành hai cánh diều giống như hai chiếc lá, dây buộc níu đầu này, chằng qua chỗ cột ở giữa rồi kéo qua đầu kia.
Chiếc nan dài uốn làm đầu diều và thân diều. Đầu diều tròn tròn do phần chính giữa chiếc nan tạo nên. Chiếc nan phải vót đủ dẻo để có thể uốn quặp chéo hai bên lại với nhau ở ngay phần chính giữa nan. Chỗ uốn quặp với nhau được cột lại, phần trên là đầu diều, phần dưới là thân diều, thân diều trông giống nlur một chiếc yếm nên còn gọi là yếm diều.
Phần đầu diều và thân diều được đặt vào giữa hai cánh diều, đặt cho cân, chỗ giao nhau của hai cánh ở vào khoảng dưói ba phần năm đầu diều.
Như vậy là xong chiếc khung diều. Diều được phất bằng giấy bản cùng như các diều khác. Phất giấy xong, các em thường dán đuôi rồi làm lèo đem thả.
Lèo con buộc hai đầu dây vào hai cánh ở hai bên diều, đo cho đều nhau khoảng cách từ chính giữa diều tới nơi buộc dây. Lèo cái, một đầu dây buộc vào giĩra lèo con, còn đầu kia buộc vào chỗ giao điểm giữa đầu diều và yếm diều.
Diều én
Có lẽ khi diều bay lên trông nhác một con chim én khi đang đà bay, cụp hai cánh vào thân lao trên không trung, sau động tác xoè cánh ra, nên dược mang danh diều én.
Diều này chỉ làm bàng hai khung, một khung cái và một khung con, khung con cũng vót tròn nhỏ như khung các diều khác, và khung cái cũng là một thanh cật tre vót bẹt và mỏng như khung cái những loại diều khác, và có một khía rạch nhỏ ở phía trên, chính giữa khung nơi giữa rạch, hai bên khung đều nhau về dài ngắn va cân nhau về nặng nhẹ. Thường nơi giữa khung con là đốt một thanh tre, hai đầu khung được uốn con bằng một sợi dây, sợi dây này quấn qua khung cái ở phía dưới, và do sự uốn cong của hai đầu khung con, thân diều được hình thành, phía trên phình ra như vai én và phía dưới thót lại như đuôi én.
Trên toàn thân kluing diều này được phất giấy, trước đây lẽ dĩ nhiên là giấy bản. Muốn cho diều được đẹp, một nẹp giấy được dán đè lên để che khung cái. Diều cũng đeo đuôi, và cũng phải có lèo như các diều khác.
Diều mặt trăng
Diều mặt trăng, đúng như tên gọi, hình tròn như mặt trăng. Diều này là biến thể của diều én, cũng được cấu tạo bởi một khung cái và một khung con, và những khung này chính là những khung của một chiếc diều én. Diều mặt trăng khác diều én ở chỗ phía dưới thân diều, thay vì hai đầu khung con còn cách xa khung cái và được nối liền nhau ở phía dưới khung cái để tạo nên hình tròn mặt trăng. Khung cái chia hình tròn này, tức là thân diều, thành hai phần đều nhau và cân nhau.
Diều này cũng có đuôi, dài ngắn tuỳ theo diều, hai hoặc ba đuôi tuỳ hứng của mỗi em. Và diều cũng có hai lèo như mọi diều khác.
Làm diều mặt trăng cầu kỳ hơn diều én, uốn khung thành hình tròn là một điều khó, phân hình tròn này thành hai phần đều nhau qua khung cái đòi hỏi một sự cẩn thận tinh vi, vì diều hơi lệch sẽ nánh và khó lên.
Diều ống
Diều này hình ống ho hai đầu, còn được gọi là diều thùng. Diều làm bằng hai dây khung chính uốn tròn thành hai mép ống và một số các khung phụ, kẹp vào hai mép ống để tạo nên chiếc ống. Hai khung vót tròn, còn những khung phụ là những chiếc nan tre nhỏ, vót mỏng.
Cũng phất bằng giấy bản và cũng có đuôi, dài ngắn tùy thân diều, hai hay ba đuôi tùy hứng của em chơi diều. Diều cũng có hai lèo, lèo trên buộc vào hai điểm ở một mép ống lèo cái, một đầu buộc vào lèo con, còn dầu kia buộc một điểm ở mép ống còn lại.
Tại một địa phương, diều này còn mang tên là diều đòn, trông nó giống chiếc đèn lồng. Có nơi trẻ em chỉ thả diều này vào ban đêm. và các em lắp vào diều một bộ phận có đựng dầu dừa. vừng hoặc lạc, có bấc để đốt. Bộ phận này được thắp lên, diều trông như một chiếc đèn lập loè trên không trung. Bộ phận này đặt nằm trong ống, phải làm thật nhẹ, lúc diều lên, dù có gió, bấc nằm trong ống cũng không tắt, đèn chỉ nhấp nháy lúc tỏ lúc mờ. Trông chiếc diều thật ngộ.
Trên đây chúng tôi mô tả một sổ các loại diều chúng tôi bắt gặp thả nhiều. Còn nhiều loại diều khác chúng tôi xin chỉ nói sơ qua, và có những chiếc diều chúng tôi chỉ xin nhắc đến tên với hình vẽ. Như hình vẽ, bạn đọc nào muốn cũng có thể hiểu được cách thức làm diều.
Diều cái gối
Giống cái gối hình khối chữ nhật với hai đầu là hình vuông, hay gọi theo danh từ hình học là hình khối chữ nhật lục diện. Diều này không dán kín hết chỉ dán hai khúc đầu đuôi, còn khúc giữa bỏ trống. Hai hình vuông ở hai đầu cũng bỏ trống. Diều không có đuôi và cũng không cần có lèo.
Diều con cá
Khung diều giống hai con cá dính liền nhau nơi cạnh. Muốn làm diều phải làm từng con cá một, rồi ghép với nhau, con nọ đè lên con kia nơi cạnh. Muốn giữ cho hai con cá nằm theo một mặt phẳng, một khung ngang được buộc ở cổ hai con cá,
nơi con nọ ghép đè lên con kia. Các em, sau khi dán giấy thường dùng mực màu vẽ vảy, vây,… cho giống con cá.
Diều có lèo và có đuôi, hai hoặc bốn đuôi, mỗi con cá đeo đuôi riêng.
Diều con bướm
Thường bắt gặp quanh vùng Nam Định. Làm diều này thật công phu và cầu kì. Xin xem hình vẽ.
Ngoài các loại diều kể trên, còn nhiều loại diều khác các em hay chơi mà chúng tôi không được biết, chúng tôi mong chờ sự chỉ dẫn của bạn đọc được bổ túc sau này.
Người lớn chơi diều
Như đã trình bày, diều không phải là trò chơi riêng của các trẻ em, người lớn cũng chơi diều, và những cuộc thi diều còn nằm trong trò bách hí của hội hè đình đám vùng quê, lấy một thí dụ đặc biệt như cuộc thi thà diều tại Hội làng Trì huyện Vũ Dương, tỉnh Bắc Ninh – Những thí sinh có diều dự thi. một khi diều đã lên cao. đứng dưới đất dùng dây diều điều khiển cho con diều của mình bổ vào diều đối phương làm thủng vài lỗ ở diều bạn cùng thi khiến con diều bị nánh, sẽ bị do nhào xuống hoặc bị xoắn quay mấy vòng có khi làm đứt dây và bay đi luôn v.v…
Những diều nào trụ lại được và bay cao sẽ đoạt giải, người xấu bụng khi biết diều của đối phương sẽ lên tốt, trong khi chờ thi, lén rạch một chút nơi cánh con diều đó khiến khi bay lên diều này sẽ bị nánh hoặc bổ nhào xuống và bị loại hay khía một chút dây khiến khi diều lên sẽ bị vặn làm đứt dây và con diều sẽ bị văng bay di xa.
Không kể đến người lớn chơi diều, chúng tôi xin trở lại thứ chơi diều của em. Dây là thú chơi chung của con trai từ lứa tuổi ấu nhi đến lứa tuổi tráng nhi, lớn hơn nữa, những chàng trai đồng quê vẫn say mê thú chơi diều. Các em chơi diều suốt từ Nam ra Bắc, tuy mùa chơi khác nhau.
Ở miền Bắc, bẳt đầu từ cuối tháng Hai, trời gần hết lạnh, với nắng mới đầu xuân, gió đông xuân phất thổi, người ta đã loáng thoáng thấy trên không trung những con diều bay, và suốt mùa hè, trừ những ngày mưa, cho đến cuối tháng Tám đêm đêm người ta còn nghe được tiếng sáo diều hoà khúc trên không trung.
Ở miền Trung, tùy Bắc miền Trung Việt hay Nam miền Trung Việt, thời gian chơi diều trong năm cũng thay đổi. Các em ở miền Bắc Trung Việt chơi diều gần cùng thời gian với các em ở miền Bắc, các em ở Nam miền Trung Việt chơi đi theo mùa nắng như các em ở miền Nam.
Diều Huế rất đẹp và rất nổi tiếng, có những nghệ nhân xuất sắc sản xuất những diều con phượng, con bướm V.V…đẹp và rất sặc sỡ khi thả trên trời. Và đương nhiên trẻ em ở vùng Thừa Thiên Huế rất thích trò chơi này.
Ở miền Nam, các em chơi diều bắt đầu từ mùa khô, khi gió đông nam bắc nổi, và các em chơi qua Tết cho đến tháng Ba, tháng Tư.
Các em chơi diều vì người lớn chơi diều, và tiền nhân rất khuyến khích thuật chơi diều. Thả diều các em phải ra nơi thoáng khí, và khí trời trong, từ xưa không nói rõ, nhưng cũng hàm ý hiểu là cần thiết không những cho sức khỏe mà cho cả ý chí con người. Sự khuyến khích thể hiện qua những cuộc thi diều giải thưởng rất đáng kể, nếu chúng ta căn cứ vào câu ca dao:
Cầm giấy cho chắc
Lúc lắc cho đều
Để bố đâm diều
Kiếm gạo con ăn
Với thú chơi diều, người xưa đã biết lợi dụng sức gió: con diều to, sợi dây nhỏ, nhờ có gió đưa con diều lên cao, nhưng nhờ có sợi dây mà con diều đứng vững, ở đây còn có bài học: vật lớn nhiều khi phải nhờ vật nhỏ mới tồn tại và mới biểu dương được khả nâng. Gió mạnh dưa con diều lên, nhưng không có dây, Con diều bay lên lại nhào xuống, lăn lộn, đâu có vẻ dẹp của con diều lơ lửng trên bầu trời. Nhờ có dây, con diều lên thật bồng bay thật xa, câu đố Việt Nam đã nhắc tới:
Cái cây bên ta
Cái lá bên Ngô
Cái ngọn tây bồ
Cái gốc tầy tăm
Trong thú chơi diều,còn thú chơi sáo diều, chơi sáo diều để thưởng thức âm nhạc. Một bộ sáo diều vi vu trên không trung, chính là một cuộc hòa nhạc tạo nên bởi ba loại nhạc khác nhau: sáo cồng, sáo đẩu và sáo còi…
Qua chiếc diều, một truyền thuyết về Cao Biên với diều đi yểm huyệt tại Việt Nam, nhắc nhở người Việt tới sự thâm độc của người Trung Hoa trước đây chỉ muốn khống chế Việt Nam, chỉ sợ Việt Nam tiến, nên ngoài sự đô hộ, cai trị dân ta, họ còn tìm cách triệt cả những mầm mong siêu hình mà họ cho là có thể làm cho dân tộc ta hùng mạnh.
Chúng tôi nghĩ cũng cần cân nhắc đen sự luyện cho đôi tay khéo léo qua cách làm diều, vót khung diều, phất giấy diều. Cùng với sự khéo léo này, các em hiểu sự thăng bằng cần thiết cho đôi cánh diều không nánh, diều mới bốc bổng lên cao. Sụ thăng bằng trong trò chơi nhắc nhở các em sau này tới sự thăng bằng của trí óc để điều hòa cuộc sống.
Ngoài ra, thời giờ đòi hỏi để làm một chiếc diều đã tập cho các em tính kiên nhẫn, nguồn gốc của mọi sự thành công. Có thể chiếc diều mà các em hoàn thành không được như ý, trông không vừa mắt, nhưng đem thả diều lại lên cao và mạnh, điều này kinh nghiệm cho các em làm những chiếc diều sau, tìm hiểu sự nong gió của đôi cánh diều cho diều lên bổng, vẻ đẹp của con diều cùng cần nhưng cần hơn là diều phải nong gió để lên cao, cùng như con người sắc đẹp cần, nhưng cần hơn là đức tính để tạo hạnh phúc trong cuộc sống.
Vũ Hường tổng hợp