31/03/2021, 15:27
Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 1 - 5 bài văn thuyết minh về tranh Đông Hồ hay nhất
"Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh" Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ. Từ ...
"Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh"
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gần liền với nghề về tranh dân gian nổi tiếng.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ
Trước đây, hầu như nhà nào cũng làm tranh, nhưng nay, số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, điều đó càng khiến cho những gì còn lưu lại trở nên quý giá. Không ai biết chính xác nghề tranh Đông Hồ ra đời từ bao giờ, nhưng căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê. tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử cùa làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ. Trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ do con cháu ông đóng góp xây dựng rộng 5.500 mét vuông vừa mới khánh thành thực sự tạo ra được một không gian văn hoá độc đáo. trở thành một địa chỉ không thể thiếu với các tua du lịch làng nghề cho du khách trong và ngoài nước.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh"
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gần liền với nghề về tranh dân gian nổi tiếng.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ
Trước đây, hầu như nhà nào cũng làm tranh, nhưng nay, số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, điều đó càng khiến cho những gì còn lưu lại trở nên quý giá. Không ai biết chính xác nghề tranh Đông Hồ ra đời từ bao giờ, nhưng căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê. tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử cùa làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ. Trung tâm giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ do con cháu ông đóng góp xây dựng rộng 5.500 mét vuông vừa mới khánh thành thực sự tạo ra được một không gian văn hoá độc đáo. trở thành một địa chỉ không thể thiếu với các tua du lịch làng nghề cho du khách trong và ngoài nước.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.