12/01/2018, 17:09

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em ( Chùa Hương )

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em ( Chùa Hương ) Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến đó là chùa Hương. ...

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em ( Chùa Hương )

Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến đó là chùa Hương.

ĐỀ 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em. (Chùa Hương)

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến đó là chùa Hương.

I. THÂN BÀI

  1. Nguồn gốc, xuất xứ

Chùa được khởi dụng vào cuối thế ki 17, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

2.Kết cấu

-     Đường xuống hang còn là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Vương-Trịnh Sâm (1767- 1782).

-     Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.

-     Vào trong động có những nhũ đá.

-     Nhũ đá ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở rấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên.

3.Ý nghĩa

-     Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam. số đó là bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh, làm từ kỷ 19:

                                      Bầu trời cảnh bụt

                               Thú Hương Sơn ao ước bay lâu nay

                                 Kìa non non, nước nước. mây mây

                              “Đệ nhất động " hỏi rằng đây có phải !

                                   Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái

                                    Lững lờ khe Yến cá nghe kinh

                                    ...........

                                     Nhác trông lên ai khéo hoạ hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...

-          Và bài “Chùa hương” của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế ký 20. Bài này này được ít nhất hai nhạc sĩ phố nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức:

                      Hôm qua đi chùa hương

                        Hoa cỏ mờ hơi xươnng        

                        Cùng thầy me em dậy

                        Em vấn đầu soi gương.

III.KẾT BÀI

Chùa Hương quả thật là một thắng cảnh tuyệt vời.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Chùa Hương hay chùa Trong nằm trong động Hương Tích.

Chùa được khởi dựng vào cuối thế ki 17, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hoá - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy, trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này là chùa Hương nằm trong động Hươg Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Kiến trúc

Đường xuống hang còn là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô

Vương - Trịnh Sâm (1767 - 1782).

Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tướng như những công trinh  điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở tòan khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tuỳ theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo dồ sộ, bước vào cửa âòníỉ đà trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hỏm đá nhó xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín.  Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.

Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo. Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long.

Giá trị nhất vê mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Ọuan Âm băng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thi pho tượng này được tạc năm 1793.

Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao l,24m, đường kính đáy

0,63m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).

Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch.

Chùa Hương và văn học

Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:

                                       Bầu trời cảnh bụt

                                        Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

                                       Kìa non non, nước nước, mây mây

                                      "Đệ nhất động ” hỏi rằng đây có phải!

                                         Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái

                                        Lững lừ khe Yến cá nghe kinh

                                          Nhác trông lên ai khéo họa hình

                                         Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...

Và bài “Chùa hương” của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này được ít nhất hai nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức:

                          Hôm qua đi chùa hương

                           Hoa cỏ mờ hơi sương          

                          Cùng thầy me em dậy

                          Em vấn đầu soi gương

Trong bài này ngoài những câu thơ nhí nhảnh như trên, còn có nhiều câu tả sinh Hương Sơn rất sinh động:

Réo rắt suối đưa quanh

Ven bờ ngọn núi xanh

Nhịp cầu xa nho nho

Cảnh đẹp gầnnhư tranh

Sau núi oản-gà-xôi

 Bao nhiêu là  khi ngồi

 Đến núi con voi phục

Thấy đủ cả đầu đuôi

Chùa lấp sau rừng cây

Thuyền ta đi một ngày

Lên cửa chùa em thấy

Hơn một trăm ăn mày...

Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:

Chùa Hương, trời điểm lại trời tô

 Một bức tranh tình trài mấy Thu

Xuân lại xuân đi không dấu vết

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.

Ông còn có một bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương

 Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa

MÌnh đi, ta ởlại nhà

Cái dưa thì khít cải cà thì thâm

Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Ọuỳnh...

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm

 Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

Người quen cõi Phật quen chân xọc

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

 Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô trạo cúi lom khom

Lâm tuyền quyến cả phồn hoa dại

 Rõ khéo Trời già đến dở dom.

(Theo Quốc Văn, 36 Kiến trúc Hà Nội, 2010)

0