05/02/2018, 11:29

Bài văn thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam có sử dụng biện pháp nghệ thuật

Hướng dẫn đề bài thuyết minh về cây lúa nước có sử dụng biện pháp nghệ thuật hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người dân Việt Nam tôi luôn tự hào về những cánh đồng lúa của quê hương mình rộng mênh mông bát ngát. Mỗi khi đi họ về đắc biệt là khi láu trổ bông là tôi lại cảm nhận được mùi thơm của ...

Hướng dẫn đề bài thuyết minh về cây lúa nước có sử dụng biện pháp nghệ thuật hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người dân Việt Nam tôi luôn tự hào về những cánh đồng lúa của quê hương mình rộng mênh mông bát ngát. Mỗi khi đi họ về đắc biệt là khi láu trổ bông là tôi lại cảm nhận được mùi thơm của bông lúa mới ra sữa. Khi gần đến vụ thu hoạch đứng trên cao nhìn thì thật tuyệt vời bởi cảnh đẹp nơi đây. Cánh đồng láu giống như một tấm thảm lớn với màu vàng phủ kín không gian. Cảnh sắc thiên nhiên làm tôi như được sống dậy những xúc cảm của mình.Tôi yêu làng quê Việt Nam với những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài thuyết minh ta sẽ gặp đề thuyết minh về cây lúa nước có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết về đề bài này mong rằng nó sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ thuyết minh về nguồn gốc của cây lúa, đặc điểm của cây, từng giai đoạn phát triển, vai trò và cách chăm sóc. Cây lúa được trồng khắp nơi tại Việt Nam từ đồng bằng cho tới những vùng đồi núi trung du DÀN Ý: THUYẾT MINH VỀ CâY LÚA NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 1.MỞ BÀI: Giới thiệu về cây lúa: một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam từ bao đời nay. 2.THÂN BÀI: Nguồn gốc: có từ xa xưa, gắn với lịch sử phát triển của con người. Đặc điểm:Là loài cây ưa nước, sống ở dưới nước. Có bộ rễ chùm để hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng từ đất và ở xung quanh. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Bông lúa với nhiều hạt thóc cong xuống như hình lưỡi liềm. Các giai đoạn phát triển: Mạ non- cây lúa- bén rễ-hồi xanh-đẻ nhánh-làm đốt-làm đòng-trổ bông-bông lúa chín. Vai trò:Nguồn lương thực chính, sản xuất ra nhiều loại mặt hàng bánh Xuất khẩu nước ngoài đứng thứ hai trên thế giới Thân cây còn là nguồn thức ăn cho trâu, bò. Các loại lúa chủ yếu là nếp và tẻ. 3.KẾT BÀI: Cây lúa đã gắn liền với cuộc sống của người nông dân. Cận cảnh hạt lúa BÀI LÀM 1: THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT “Việt Nam đất nước ta ơi, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” Chúng tôi là lúa một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam.Trải dài từ Bắc xuống chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp loài cây chúng tôi. Chúng tôi đã gắn bó thân thiết với làng quê, với người dân Việt Nam. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc từ xa xưa, khi cuộc sống con người cần lương thực cho sinh hoạt thì cây lúa xuất hiện. Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay… Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chúng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước. Cây lúa chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt.Cây lúa phát triển khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Lúa có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.Cây lúa phát triển theo từng giai đoạn nên đặc điểm của cây cũng khác nhau. Khi còn là mạ non thì lúa gồm nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển thì chúng tôi bắt đầu lớn và đến thời con gái cây lúa vươn mình. Cây lúa giai đoạn này có thân cây cao, thẳng và bắt đầu trổ bông với những bông sữa non. Khi những bông sữa có hạt thì cây lúa nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như hình mũi liềm với những bông nặng trĩu hạt. Chắc hẳn đó sẽ là một vụ mùa bội thu của người nông dân. Và để trồng được lúa cũng không khó nhưng cũng rất phức tạp bởi cây lúa cần có sự chăm sóc đặc biệt. Từ xưa ông cha ta khi trồng lúa đã rút ra kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế mà với chúng tôi nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi cây lúa rất dễ mắc bệnh và nếu không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Cây lúa ở Việt Nam canh tác theo hai vụ: lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Và cũng dễ thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất phèn…Chúng tôi khi xinh ra cũng có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi. Nhưng có hai loại khác biệt là lúa nếp và lúa tẻ: Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa. Cây lúa chúng tôi còn là loài cây đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể thiếu. Trong mỗi bữa cơm những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo sẽ làm cho bữa cơm gia đình ấm áp và tràn đầy yêu thương. Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ. Cây lúa từ bao đời nay luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong cuộc sống. Chúng tôi mãi mãi là một biểu tượng của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế với những gì đẹp nhất. BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SỐ 2 Từ xa xưa chúng tôi đã trở thành những người bạn quen thuộc của các bác nông dân, trở thành hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến quê hương Việt Nam: “Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.” Nói đến đó, hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi đúng không? Chúng tôi là họ hàng nhà lúa. Không biết họ hàng nhà chúng tôi đã có mặt từ bao giờ, chỉ nghe ông bà tổ tiên kể lại, chúng tôi đã xuất hiện từ rất lâu rồi: từ khi con người ta biết trồng trọt, biết làm nương làm rẫy, từ khi chàng Lang Liêu biết lấy gạo để làm bánh chưng bánh dày, chúng tôi có mặt trong cả những truyền thuyết, khi nhà nước hình thành, con người biết hợp tác với nhau để sản xuất, phát triển , xây dựng nhà nước ấy. Không biết từ khi nào, chỉ biết rằng, sự có mặt của chúng tôi là một bước tiến , một dấu mốc đáng nhớ trong quá trình tiến hóa của loài người. Và ngày nay trải dài từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa trải rộng mênh mông như những tấm thảm mềm mại. Họ hàng nhà lúa chúng tôi tự hào vì mình cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi là anh chị em với ngô khoai sắn cùng họ ngữ cốc. Cây lúa nào cũng có tấm thân cỏ rỗng, mềm mại, lá xanh, dẹp, dát mỏng. Chúng tôi bám vào đất bằng rễ chùm, không khỏe và chắc được như anh rễ cọc nhưng cũng đủ để chúng tôi sống qua một mùa vụ dãi nắng dầm mưa và dễ dàng trở về với các bác nông dân trong mùa thu hoạch. Khi đương thì con gái, chúng tôi đều mặc trên mình bộ trang phục màu xanh non mát mẻ. Nhưng khi đến mùa vụ, chúng tôi háo hức được diện những chiếc đầm xòe màu vàng, trĩu nặng những bông lúa. Mỗi hạt lúa có phần bên ngoài là vỏ trấu màu vàng, sờ vào thấy ráp tay, bao bọc lấy phần bên trong là hạt gạo trắng ngần, thơm mùi sữa. Chúng tôi được gọi chung là lúa, nhưng căn cứ vào mỗi yếu tố khác nhau, chúng tôi lại có những cái tên khác nhau. Về giống lúa, có lúa tẻ, lúa nếp...; Về thời vụ giai đoạn trồng lúa có chiêm lúa mùa, lúa vụ xuân hè, lúa vụ hè thu… Nhưng dẫu là giống lúa nào chúng tôi vẫn tự hào vì mang được ích lợi, niềm vui đến cho cuộc sống của con người. Lúa là cây cung cấp lương thực phổ biến nhất thế giới với hơn 40% dân số trên thế giới sử dụng gạo trong bữa ăn mỗi ngày. Ngoài nấu cơm, chúng tôi còn có thể làm thành cốm hoặc các loại bột làm bánh tiện lợi. Ngoài ra, vỏ trấu có thể làm phân bón, thân lúa hay còn gọi là rơm có thể dự trữ lâu ngày dùng làm chất đốt hoặc lót chuồng gà, chuồng trâu, làm thức ăn cho các loại gia súc,... Xuất hiện nhiều trong những câu thơ, câu hát, chúng tôi từ ngàn xưa đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân. Đặc biệt cây lúa còn trở thành biểu tượng đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam, vì vậy hình ảnh bông lúa được in trịnh trọng đẹp đẽ trên những huy hiệu, những lá cờ tung bay phấp phới. Để tạp ra chúng tôi, người nông dân phải chịu nỗi nhọc nhằn cực khổ trăm bề, phải tuân thủ quy tắc “nhất nước-nhị phân-tam cần-tứ giống”, chọn giống lúa tốt, gieo mạ cấy lúa đã khó, chăm sóc cho cây lúa khỏe mạnh cho đến vụ thu hoạch càng khó khăn hơn. Chưa kể những đợt hạn hán hay ngập lụt, thời tiết khắc nghiệt, lúa vì thế mà héo khô hay ngập úng mà chết, mùa màng thất bát, đối với những người nông dân ấy là cả một nỗi khổ, một sự nhọc nhằn. Bởi vậy mà: “ Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.” Mọi người phải biết quý trọng từng hạt gạo cũng chính là quý trọng công sức lao động của những người nông dân vất vả ngày đêm một nắng hai sương, dãi gió dầm mưa để làm nên hạt gạo. Ngày nay càng nhiều loại thực phẩm mới xuất hiện ở thị trường nhưng cây lúa hay hạt gạo quen thuộc vẫn không mất đi vị trí của nó. Bởi cây lúa chúng tôi tượng trưng cho nếp sinh hoạt ngàn đời của dân tộc ta.

Hướng dẫn đề bài thuyết minh về cây lúa nước có sử dụng biện pháp nghệ thuật hay nhất có dàn ý và bài làm

Là một người dân Việt Nam tôi luôn tự hào về những cánh đồng lúa của quê hương mình rộng mênh mông bát ngát. Mỗi khi đi họ về đắc biệt là khi láu trổ bông là tôi lại cảm nhận được mùi thơm của bông lúa mới ra sữa. Khi gần đến vụ thu hoạch đứng trên cao nhìn thì thật tuyệt vời bởi cảnh đẹp nơi đây. Cánh đồng láu giống như một tấm thảm lớn với màu vàng phủ kín không gian. Cảnh sắc thiên nhiên làm tôi như được sống dậy những xúc cảm của mình.Tôi yêu làng quê Việt Nam với những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài thuyết minh ta sẽ gặp đề thuyết minh về cây lúa nước có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết về đề bài này mong rằng nó sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ thuyết minh về nguồn gốc của cây lúa, đặc điểm của cây, từng giai đoạn phát triển, vai trò và cách chăm sóc.


Cây lúa được trồng khắp nơi tại Việt Nam từ đồng bằng cho tới những vùng đồi núi trung du


DÀN Ý: THUYẾT MINH VỀ CâY LÚA NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu về cây lúa: một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.
2.THÂN BÀI:
Nguồn gốc: có từ xa xưa, gắn với lịch sử phát triển của con người.
Đặc điểm:
  • Là loài cây ưa nước, sống ở dưới nước.
  • Có bộ rễ chùm để hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng từ đất và ở xung quanh.
  • Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
  • Bông lúa với nhiều hạt thóc cong xuống như hình lưỡi liềm.

Các giai đoạn phát triển:
Mạ non- cây lúa- bén rễ-hồi xanh-đẻ nhánh-làm đốt-làm đòng-trổ bông-bông lúa chín.

Vai trò:
  • Nguồn lương thực chính, sản xuất ra nhiều loại mặt hàng bánh
  • Xuất khẩu nước ngoài đứng thứ hai trên thế giới
  • Thân cây còn là nguồn thức ăn cho trâu, bò.
  • Các loại lúa chủ yếu là nếp và tẻ.

3.KẾT BÀI:
Cây lúa đã gắn liền với cuộc sống của người nông dân.


Cận cảnh hạt lúa


BÀI LÀM 1: THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Chúng tôi là lúa một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam.Trải dài từ Bắc xuống chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp loài cây chúng tôi. Chúng tôi đã gắn bó thân thiết với làng quê, với người dân Việt Nam. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam.

Cây lúa có nguồn gốc từ xa xưa, khi cuộc sống con người cần lương thực cho sinh hoạt thì cây lúa xuất hiện. Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay… Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chúng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước.

Cây lúa chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt.Cây lúa phát triển khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Lúa có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.Cây lúa phát triển theo từng giai đoạn nên đặc điểm của cây cũng khác nhau. Khi còn là mạ non thì lúa gồm nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển thì chúng tôi bắt đầu lớn và đến thời con gái cây lúa vươn mình. Cây lúa giai đoạn này có thân cây cao, thẳng và bắt đầu trổ bông với những bông sữa non. Khi những bông sữa có hạt thì cây lúa nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như hình mũi liềm với những bông nặng trĩu hạt. Chắc hẳn đó sẽ là một vụ mùa bội thu của người nông dân.

Và để trồng được lúa cũng không khó nhưng cũng rất phức tạp bởi cây lúa cần có sự chăm sóc đặc biệt. Từ xưa ông cha ta khi trồng lúa đã rút ra kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế mà với chúng tôi nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi cây lúa rất dễ mắc bệnh và nếu không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
Cây lúa ở Việt Nam canh tác theo hai vụ: lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Và cũng dễ thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất phèn…Chúng tôi khi xinh ra cũng có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi. Nhưng có hai loại khác biệt là lúa nếp và lúa tẻ: Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Cây lúa chúng tôi còn là loài cây đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể thiếu. Trong mỗi bữa cơm những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo sẽ làm cho bữa cơm gia đình ấm áp và tràn đầy yêu thương. Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ.
Cây lúa từ bao đời nay luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong cuộc sống. Chúng tôi mãi mãi là một biểu tượng của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế với những gì đẹp nhất.

BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SỐ 2
Từ xa xưa chúng tôi đã trở thành những người bạn quen thuộc của các bác nông dân, trở thành hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến quê hương Việt Nam:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”


Nói đến đó, hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi đúng không? Chúng tôi là họ hàng nhà lúa.
Không biết họ hàng nhà chúng tôi đã có mặt từ bao giờ, chỉ nghe ông bà tổ tiên kể lại, chúng tôi đã xuất hiện từ rất lâu rồi: từ khi con người ta biết trồng trọt, biết làm nương làm rẫy, từ khi chàng Lang Liêu biết lấy gạo để làm bánh chưng bánh dày, chúng tôi có mặt trong cả những truyền thuyết, khi nhà nước hình thành, con người biết hợp tác với nhau để sản xuất, phát triển , xây dựng nhà nước ấy. Không biết từ khi nào, chỉ biết rằng, sự có mặt của chúng tôi là một bước tiến , một dấu mốc đáng nhớ trong quá trình tiến hóa của loài người. Và ngày nay trải dài từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa trải rộng mênh mông như những tấm thảm mềm mại.

Họ hàng nhà lúa chúng tôi tự hào vì mình cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi là anh chị em với ngô khoai sắn cùng họ ngữ cốc. Cây lúa nào cũng có tấm thân cỏ rỗng, mềm mại, lá xanh, dẹp, dát mỏng. Chúng tôi bám vào đất bằng rễ chùm, không khỏe và chắc được như anh rễ cọc nhưng cũng đủ để chúng tôi sống qua một mùa vụ dãi nắng dầm mưa và dễ dàng trở về với các bác nông dân trong mùa thu hoạch. Khi đương thì con gái, chúng tôi đều mặc trên mình bộ trang phục màu xanh non mát mẻ. Nhưng khi đến mùa vụ, chúng tôi háo hức được diện những chiếc đầm xòe màu vàng, trĩu nặng những bông lúa. Mỗi hạt lúa có phần bên ngoài là vỏ trấu màu vàng, sờ vào thấy ráp tay, bao bọc lấy phần bên trong là hạt gạo trắng ngần, thơm mùi sữa.

Chúng tôi được gọi chung là lúa, nhưng căn cứ vào mỗi yếu tố khác nhau, chúng tôi lại có những cái tên khác nhau. Về giống lúa, có lúa tẻ, lúa nếp...; Về thời vụ giai đoạn trồng lúa có chiêm lúa mùa, lúa vụ xuân hè, lúa vụ hè thu…
Nhưng dẫu là giống lúa nào chúng tôi vẫn tự hào vì mang được ích lợi, niềm vui đến cho cuộc sống của con người. Lúa là cây cung cấp lương thực phổ biến nhất thế giới với hơn 40% dân số trên thế giới sử dụng gạo trong bữa ăn mỗi ngày. Ngoài nấu cơm, chúng tôi còn có thể làm thành cốm hoặc các loại bột làm bánh tiện lợi. Ngoài ra, vỏ trấu có thể làm phân bón, thân lúa hay còn gọi là rơm có thể dự trữ lâu ngày dùng làm chất đốt hoặc lót chuồng gà, chuồng trâu, làm thức ăn cho các loại gia súc,... Xuất hiện nhiều trong những câu thơ, câu hát, chúng tôi từ ngàn xưa đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân. Đặc biệt cây lúa còn trở thành biểu tượng đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam, vì vậy hình ảnh bông lúa được in trịnh trọng đẹp đẽ trên những huy hiệu, những lá cờ tung bay phấp phới.

Để tạp ra chúng tôi, người nông dân phải chịu nỗi nhọc nhằn cực khổ trăm bề, phải tuân thủ quy tắc “nhất nước-nhị phân-tam cần-tứ giống”, chọn giống lúa tốt, gieo mạ cấy lúa đã khó, chăm sóc cho cây lúa khỏe mạnh cho đến vụ thu hoạch càng khó khăn hơn. Chưa kể những đợt hạn hán hay ngập lụt, thời tiết khắc nghiệt, lúa vì thế mà héo khô hay ngập úng mà chết, mùa màng thất bát, đối với những người nông dân ấy là cả một nỗi khổ, một sự nhọc nhằn. Bởi vậy mà:
“ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Mọi người phải biết quý trọng từng hạt gạo cũng chính là quý trọng công sức lao động của những người nông dân vất vả ngày đêm một nắng hai sương, dãi gió dầm mưa để làm nên hạt gạo.
Ngày nay càng nhiều loại thực phẩm mới xuất hiện ở thị trường nhưng cây lúa hay hạt gạo quen thuộc vẫn không mất đi vị trí của nó. Bởi cây lúa chúng tôi tượng trưng cho nếp sinh hoạt ngàn đời của dân tộc ta.
0