05/02/2018, 11:29

Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể về một cuộc triển lãm tranh về nạn nhân chất độc màu da cam

Hướng dẫn làm bài tập làm văn ngữ văn lớp 9 bài viết số 2 lớp 9 đề số 3: “kể về buổi đi xem cuộc triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam” hay nhất , có dàn ý và bài làm tham khảo. Chiến tranh không chỉ khiến con người phải chịu đựng những đau thương xa cách chia lìa khi bom còn rơi đạn còn nổ mà ...

Hướng dẫn làm bài tập làm văn ngữ văn lớp 9 bài viết số 2 lớp 9 đề số 3: “kể về buổi đi xem cuộc triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam” hay nhất , có dàn ý và bài làm tham khảo. Chiến tranh không chỉ khiến con người phải chịu đựng những đau thương xa cách chia lìa khi bom còn rơi đạn còn nổ mà sau khi nó qua đi thì những nỗi đau, những nỗi khổ nó để lại cho mỗi con người cũng không kém phần nặng nề. Những âm mưu của kẻ thù trong thời chiến để lại những hậu quả mà những con người thời sau, những thế hệ thời bình phải gánh chịu, bởi vậy họ chẳng thể sống cuộc sống bình yên. Mà trong đó một trong những kẻ thù lớn nhất là chất độc đi-ô-xin, khiến cho bao người, bao thế hệ phải chịu cảnh tật nguyền hết sức thương tâm. Một buổi triển lãm về nạn nhân chất độc đi-ô-xin là một điều vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa giáo dục cao nhắc nhở cho mỗi con người về một thời kì hào hùng nhưng cũng không kém phần đau thương của dân tộc.Một chuyến đi triển lãm ấy sẽ là kỉ niệm đáng nhớ đối với mỗi người. Sau đây là dàn ý và bài làm tham khảo của bài viết số 2 đề 3 lớp 9: “Kể về buổi đi xem triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam”. Để làm bài tập này, chúng ta cần nói về thời gian địa điểm, diễn biến của buổi triển lãm và ý nghĩa của nó. Chất độc màu da cam hiện tại vẫn còn ảnh hưởng tới rất nhiều người dân vô tội Việt Nam DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 9 ĐỀ 3 KỂ VỀ BUỔI ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NH N CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM 1. MỞ BÀI: Giới thiệu về cuộc đi xem triển lãm. 2. TH N BÀI: Giới thiệu về hoàn cảnh( thời gian, địa điểm) diễn ra cuộc đi xem triển lãm Tâm trạng,cảm xúc và sự chuẩn bị cho chuyến đi Khung cảnh buổi triển lãm Diễn biến buổi triển lãm Cảm xúc suy nghĩa sau buổi triển lãm (ý nghĩa của buổi triển lãm ) 3. KẾT BÀI: Suy nghĩ của bản thân về chuyến đi BÀI LÀM BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 9 ĐỀ 3 KỂ VỀ CUỘC ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NH N CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Dân tộc Việt Nam ta có quyền tự hào về con đường mà cha ông ta đa đi qua, con đường phấp phới ngọn cờ đỏ tươi màu sao vàng năm cánh, lấp lánh những chiến công hào hùng mà cũng thấm đẫm màu của máu xương, màu của những hi sinh thật anh dũng , bi hùng. Những đau thương ấy không chỉ các thế hệ đi trước cảm nhận được mà cho đến ngày hôm nay ta vẫn thấy chứng tích của lịch sử qua những hậu quả thương tâm mà nó đã để lại cho con người thế hệ nay và mai sau. Trong đó, những con người là nạn nhân chất độc màu da cam là những nhân chứng sống cho tội ác của kẻ thù chiến tranh. Và đã có rất nhiều buổi triển lãm về họ, để mỗi người chúng ta hiểu hơn về chiến tranh, về một thời dân tộc ta đã để lại dấu chân hùng tráng mà không kém phần đau thương. Tôi đã từng có trải nghiệm đi đến một buổi triển lãm như thế. Tôi luôn chờ đến cuối tuần, là thời gian chúng tôi dành cho những hoạt động ngoại khóa. Và lần này, chủ đề của hoạt động là đi thăm một cuộc triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam. Nghe tin, chúng tôi vô cùng sung sướng vì từ trước đến giờ mới được nghe thầy cô kể về chiến tranh qua những trang sử, những bài học trên lớp mà không được tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy đây chắc chắn sẽ là một chuyến đi vô cùng thú vị. Đó là một buổi sáng chủ nhật, cũng là một ngày đẹp trời. Thời tiết ủng hộ cho cả lớp có một chuyến đi tốt đẹp. Ngồi trên xe cùng nhau đến triển lãm mà long ai cũng háo hức không yên. Sau những cuộc nói chuyện rôm rả, những lời bàn tán tưởng tượng về buổi triển lãm của chúng tôi, chẳng mấy chốc mà buổi triển lãm đã hiện ra trước mắt thu hút mọi ánh nhìn, mọi sự tò mò của chúng tôi. Đi cùng chúng tôi vào tham quan triển lãm là một cô hướng dẫn viên trong tà áo dài duyên dáng. Cô đưa chúng tôi đi xem tất cả các phần , các khu của buổi triển lãm. Và khi ấy bao nhiêu điều thú vị mở ra trước mắt chúng tôi… Phòng triển lãm rất rộng, được chia thành nhiều khu và mỗi khu có rất nhiều tranh ảnh, cả hiện vật về nạn nhân chất độc màu da cam. Qua lời cô hướng dẫn viên, chúng tôi hiểu sự xuất hiện của hàng loạt nạn nhân chất độc màu da cam xuất phát từ một sự kiện kinh hoàng trong lịch sử: năm 1961, tổng thống Mĩ J.F. Kennedy đã ký sắc lệnh rải hóa chất khai hoang, diệt cỏ lên miền Nam Việt Nam hay còn gọi là chất độc màu da cam. Tổng cộng, Mỹ đã rải xuống miền Nam khoảng 86 triệu lít hóa chất diệt cỏ, trong đó có hơn 43 triệu lít chất độc màu da cam. Theo từng lời của cô, chúng tôi nhìn thấy những tấm ảnh đen trắng chụp những chiếc máy bay của địch đang rải chất hóa học để hủy diệt cây cối, hủy diệt sự sống trên mặt đất. Hàng triệu, hang triệu lít chất độc trắng xóa được rải xuống với mức độ dày đặc. Hóa chất được rải đến đâu thì cây cối lụi tàn đến đó, khung cảnh, cuộc sống như chưa bao giờ tồn tại ở nơi mà đi-ô-xin đã đi qua. Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như những hành động trong quá khứ của quân xâm lược trong chiến tranh, chúng tôi lại tiến đến khu tìm hiểu về hậu quả mà chiến tranh đã để lại. Những bức ảnh đen trắng được chụp trong quá khứ là những vùng cây cối xác xơ lụi tàn, những sống ngòi ao hồ bị nhiễm độc nặng nề, những động vật bị hủy diệt dần dần vì môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Đau lòng hơn là chiến tranh dù đã đi qua nhưng nỗi đau vẫn chưa dứt đối với người dân Việt Nam. Đó là khi chúng tôi được thấy hình ảnh của những người nhiễm chất độc màu da cam do di truyền, do là con là cháu mấy đời của những người đã tham gia chiến tranh, hi sinh cống hiến cả cuộc đời mình cho chiến tranh và bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó là hình ảnh của người già, thanh niên, thậm chí là trẻ em, trẻ sơ sinh mới chào đón cuộc đời đã phải gánh chịu riêng mình những thiệt thòi về thể chất, về tinh thần. Nhẹ thì bị mất đi đôi mắt, đôi tai, giọng nói, nặng thì hình thể bị biến dạng, hay tâm trí khác thường, khiến cho họ không được học tập vui chơi hay sinh hoạt giống như bao người khác. Bên cạnh họ là những người thân đang chăm sóc nhưng trong đôi mắt không giấu nổi những giọt nước mắt xót xa tuyệt vọng, thương cho con mình, thương cho người thân của mình nhưng không biết phải làm sao. Chỉ biết rằng chiến tranh đi qua đã để lại những nỗi đau nghẹn lại trong đáy mắt, không sao cất lên thành lời. Tiếp đến là góc trưng bày những bức tranh, bức ảnh ghi lại những hoạt động mà cộng đồng đã làm để thể hiện sự quan tâm những người là nạn nhân chất độc màu da cam: đó là những chuyến đi thăm hỏi động viên gia đình họ, những cuộc phát động quyên góp vì nạn nhân chất độc màu da cam đến những phong trào phản đối chiến tranh, ca ngợi hòa bình… Buổi đi tham quan cuộc triển lãm đã cho chúng tôi hiểu thêm nhiều điều quý giá. Nhìn lại những gì ông cha ta đã trải qua ta càng phải tự hào. Tự hào không chỉ về những chiến công, tự hào cả về những đau thương, mất mát hi sinh mà cả một dân tộc đã anh dũng trải qua để giành được độc lập như ngày hôm nay. Chúng tôi tự hiểu bản thân phải biết quý trọng cuộc sống ngày hôm nay, biết trân trọng những gì mình đang có và phải phấn đấu để mai sau này đóng góp, dựng xây đất nước để xứng đáng với những gì ông cha ta đã làm được trong quá khứ và để bù lấp những máu xương, mồ hôi nước mắt mà chúng ta đã phải hi sinh. Cuộc triển lãm có ý nghĩa đã để lại trong lòng mỗi người nhiều suy nghĩ, nhiều dư cảm. Đó quả là một trải nghiệm tuyệt vời, một chuyến đi đáng nhớ. Trên đây là bài văn mẫu về đề số 3 bài viết số 2 lớp 9 để các bạn tham khảo. Ngoài ra trong bài viết số 2 còn rất nhiều lựa chọn khác dễ hơn chủ đề này bạn có thể chọn để viết nếu không bắt buộc phải chọn chủ đề này. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn nhớ like và share nhé

Hướng dẫn làm bài tập làm văn ngữ văn lớp 9 bài viết số 2 lớp 9 đề số 3: “kể về buổi đi xem cuộc triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam” hay nhất , có dàn ý và bài làm tham khảo.

Chiến tranh không chỉ khiến con người phải chịu đựng những đau thương xa cách chia lìa khi bom còn rơi đạn còn nổ mà sau khi nó qua đi thì những nỗi đau, những nỗi khổ nó để lại cho mỗi con người cũng không kém phần nặng nề. Những âm mưu của kẻ thù trong thời chiến để lại những hậu quả mà những con người thời sau, những thế hệ thời bình phải gánh chịu, bởi vậy họ chẳng thể sống cuộc sống bình yên. Mà trong đó một trong những kẻ thù lớn nhất là chất độc đi-ô-xin, khiến cho bao người, bao thế hệ phải chịu cảnh tật nguyền hết sức thương tâm. Một buổi triển lãm về nạn nhân chất độc đi-ô-xin là một điều vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa giáo dục cao nhắc nhở cho mỗi con người về một thời kì hào hùng nhưng cũng không kém phần đau thương của dân tộc.Một chuyến đi triển lãm ấy sẽ là kỉ niệm đáng nhớ đối với mỗi người. Sau đây là dàn ý và bài làm tham khảo của bài viết số 2 đề 3 lớp 9: “Kể về buổi đi xem triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam”. Để làm bài tập này, chúng ta cần nói về thời gian địa điểm, diễn biến của buổi triển lãm và ý nghĩa của nó.


Chất độc màu da cam hiện tại vẫn còn ảnh hưởng tới rất nhiều người dân vô tội Việt Nam


DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 9 ĐỀ 3 KỂ VỀ BUỔI ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NH N CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu về cuộc đi xem triển lãm.

2. TH N BÀI:
Giới thiệu về hoàn cảnh( thời gian, địa điểm) diễn ra cuộc đi xem triển lãm
Tâm trạng,cảm xúc và sự chuẩn bị cho chuyến đi
Khung cảnh buổi triển lãm
Diễn biến buổi triển lãm
Cảm xúc suy nghĩa sau buổi triển lãm (ý nghĩa của buổi triển lãm )

3. KẾT BÀI: Suy nghĩ của bản thân về chuyến đi

BÀI LÀM BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 9 ĐỀ 3 KỂ VỀ CUỘC ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NH N CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Dân tộc Việt Nam ta có quyền tự hào về con đường mà cha ông ta đa đi qua, con đường phấp phới ngọn cờ đỏ tươi màu sao vàng năm cánh, lấp lánh những chiến công hào hùng mà cũng thấm đẫm màu của máu xương, màu của những hi sinh thật anh dũng , bi hùng. Những đau thương ấy không chỉ các thế hệ đi trước cảm nhận được mà cho đến ngày hôm nay ta vẫn thấy chứng tích của lịch sử qua những hậu quả thương tâm mà nó đã để lại cho con người thế hệ nay và mai sau. Trong đó, những con người là nạn nhân chất độc màu da cam là những nhân chứng sống cho tội ác của kẻ thù chiến tranh. Và đã có rất nhiều buổi triển lãm về họ, để mỗi người chúng ta hiểu hơn về chiến tranh, về một thời dân tộc ta đã để lại dấu chân hùng tráng mà không kém phần đau thương. Tôi đã từng có trải nghiệm đi đến một buổi triển lãm như thế.
Tôi luôn chờ đến cuối tuần, là thời gian chúng tôi dành cho những hoạt động ngoại khóa. Và lần này, chủ đề của hoạt động là đi thăm một cuộc triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam. Nghe tin, chúng tôi vô cùng sung sướng vì từ trước đến giờ mới được nghe thầy cô kể về chiến tranh qua những trang sử, những bài học trên lớp mà không được tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy đây chắc chắn sẽ là một chuyến đi vô cùng thú vị.

Đó là một buổi sáng chủ nhật, cũng là một ngày đẹp trời. Thời tiết ủng hộ cho cả lớp có một chuyến đi tốt đẹp. Ngồi trên xe cùng nhau đến triển lãm mà long ai cũng háo hức không yên. Sau những cuộc nói chuyện rôm rả, những lời bàn tán tưởng tượng về buổi triển lãm của chúng tôi, chẳng mấy chốc mà buổi triển lãm đã hiện ra trước mắt thu hút mọi ánh nhìn, mọi sự tò mò của chúng tôi.

Đi cùng chúng tôi vào tham quan triển lãm là một cô hướng dẫn viên trong tà áo dài duyên dáng. Cô đưa chúng tôi đi xem tất cả các phần , các khu của buổi triển lãm. Và khi ấy bao nhiêu điều thú vị mở ra trước mắt chúng tôi…
Phòng triển lãm rất rộng, được chia thành nhiều khu và mỗi khu có rất nhiều tranh ảnh, cả hiện vật về nạn nhân chất độc màu da cam. Qua lời cô hướng dẫn viên, chúng tôi hiểu sự xuất hiện của hàng loạt nạn nhân chất độc màu da cam xuất phát từ một sự kiện kinh hoàng trong lịch sử: năm 1961, tổng thống Mĩ J.F. Kennedy đã ký sắc lệnh rải hóa chất khai hoang, diệt cỏ lên miền Nam Việt Nam hay còn gọi là chất độc màu da cam. Tổng cộng, Mỹ đã rải xuống miền Nam khoảng 86 triệu lít hóa chất diệt cỏ, trong đó có hơn 43 triệu lít chất độc màu da cam. Theo từng lời của cô, chúng tôi nhìn thấy những tấm ảnh đen trắng chụp những chiếc máy bay của địch đang rải chất hóa học để hủy diệt cây cối, hủy diệt sự sống trên mặt đất. Hàng triệu, hang triệu lít chất độc trắng xóa được rải xuống với mức độ dày đặc. Hóa chất được rải đến đâu thì cây cối lụi tàn đến đó, khung cảnh, cuộc sống như chưa bao giờ tồn tại ở nơi mà đi-ô-xin đã đi qua. Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như những hành động trong quá khứ của quân xâm lược trong chiến tranh, chúng tôi lại tiến đến khu tìm hiểu về hậu quả mà chiến tranh đã để lại. Những bức ảnh đen trắng được chụp trong quá khứ là những vùng cây cối xác xơ lụi tàn, những sống ngòi ao hồ bị nhiễm độc nặng nề, những động vật bị hủy diệt dần dần vì môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Đau lòng hơn là chiến tranh dù đã đi qua nhưng nỗi đau vẫn chưa dứt đối với người dân Việt Nam. Đó là khi chúng tôi được thấy hình ảnh của những người nhiễm chất độc màu da cam do di truyền, do là con là cháu mấy đời của những người đã tham gia chiến tranh, hi sinh cống hiến cả cuộc đời mình cho chiến tranh và bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó là hình ảnh của người già, thanh niên, thậm chí là trẻ em, trẻ sơ sinh mới chào đón cuộc đời đã phải gánh chịu riêng mình những thiệt thòi về thể chất, về tinh thần. Nhẹ thì bị mất đi đôi mắt, đôi tai, giọng nói, nặng thì hình thể bị biến dạng, hay tâm trí khác thường, khiến cho họ không được học tập vui chơi hay sinh hoạt giống như bao người khác. Bên cạnh họ là những người thân đang chăm sóc nhưng trong đôi mắt không giấu nổi những giọt nước mắt xót xa tuyệt vọng, thương cho con mình, thương cho người thân của mình nhưng không biết phải làm sao. Chỉ biết rằng chiến tranh đi qua đã để lại những nỗi đau nghẹn lại trong đáy mắt, không sao cất lên thành lời. Tiếp đến là góc trưng bày những bức tranh, bức ảnh ghi lại những hoạt động mà cộng đồng đã làm để thể hiện sự quan tâm những người là nạn nhân chất độc màu da cam: đó là những chuyến đi thăm hỏi động viên gia đình họ, những cuộc phát động quyên góp vì nạn nhân chất độc màu da cam đến những phong trào phản đối chiến tranh, ca ngợi hòa bình…

Buổi đi tham quan cuộc triển lãm đã cho chúng tôi hiểu thêm nhiều điều quý giá. Nhìn lại những gì ông cha ta đã trải qua ta càng phải tự hào. Tự hào không chỉ về những chiến công, tự hào cả về những đau thương, mất mát hi sinh mà cả một dân tộc đã anh dũng trải qua để giành được độc lập như ngày hôm nay. Chúng tôi tự hiểu bản thân phải biết quý trọng cuộc sống ngày hôm nay, biết trân trọng những gì mình đang có và phải phấn đấu để mai sau này đóng góp, dựng xây đất nước để xứng đáng với những gì ông cha ta đã làm được trong quá khứ và để bù lấp những máu xương, mồ hôi nước mắt mà chúng ta đã phải hi sinh.

Cuộc triển lãm có ý nghĩa đã để lại trong lòng mỗi người nhiều suy nghĩ, nhiều dư cảm. Đó quả là một trải nghiệm tuyệt vời, một chuyến đi đáng nhớ.

Trên đây là bài văn mẫu về đề số 3 bài viết số 2 lớp 9 để các bạn tham khảo. Ngoài ra trong bài viết số 2 còn rất nhiều lựa chọn khác dễ hơn chủ đề này bạn có thể chọn để viết nếu không bắt buộc phải chọn chủ đề này. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn nhớ like và share nhé
0