Thuyết minh về cây lúa – Bài tập làm văn số 1 lớp 9
Thuyết minh về cây lúa – Bài tập làm văn số 1 lớp 9 2.33 (46.67%) 3 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 1 2 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 2 3 Thuyết minh về cây lúa nước – Bài làm 3 4 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 4 5 Thuyết minh về cây ...
Thuyết minh về cây lúa – Bài tập làm văn số 1 lớp 9 2.33 (46.67%) 3 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 1 2 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 2 3 Thuyết minh về cây lúa nước – Bài làm 3 4 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 4 5 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 5 Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 1 Cây lúa – một trong năm loại cây lương thực chính trên thế giới cùng với ngô,khoai lang,lúa mì,khoai tây là loài cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.Lúa là loài cây gắn bó với con người ,với làng quê Việt Nam.Nó đã trở thành tên gọi của một nên văn minh-Nền văn minh lúa nước.Không chỉ vậy,nó còn là biểu tượng trong văn chương,ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Cây lúa-một loại cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc có nguồn gốc từ lâu đời.Theo kết quả của các nhà khảo cổ học,cây lúa có xuất thân từ vùng Đông Nam Á và Đông Dương,những nơi mà có nhiều di tích của cây lúa phát triển khoảng 10.000 năm trước Tây lịch.Sau đó, nghề trống lúa được phát triển vào các nước Á Châu như ngày nay.Do có những đặc điểm khác biệt nhau,lúa được chia thành hai loại:Japonica và Indica.Lúa Japonica sinh trưởng ở điều kiện khí hậu ôn hòa,có hạt tròn,khó bị gãy hoặc vỡ,khi nấu chín ,loại gạo này thường dính và dẻo.Lúa sản xuất ở Nhật Bản hầu hết là Japonica.Còn lúa Indica thường sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu nóng ẩm có hạt gạo dài và dễ vỡ.Khác với lúa Japonica,loại lúa này khi nấu không bị kết dính.Tất cả các loại gạo có nguồn gốc từ Nam Á bao gồm Ấn Độ,Thái Lan,Việt Nam,Nam Trung Quốc là lùa Indica. Cũng như các loại cây khác,cây lúa cũng có thân,lá,hoa,hạt,…Lúa là loài cây thực vật sống theo mùa vụ với thân có nhiều chiều cao khác nhau,có thể cao từ 1-1m80.Lá lúa mỏng,hẹp bản(2-2,5cm),dài từ 50-100cm.Hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió,mọc thành cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống dài từ 30-50cm.Hạt lúa là loại quả thóc(hạt nhỏ,cứng của các loại cây ngũ cốc,dài từ 5-12mm,dày từ 2-3mm). Các giống lúa ở Việt Nam được phân loại rất đa dạng theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng.Các giống ấy bao gồm:Nhóm ngắn ngày,nhóm trung mùa,nhóm địa phương.Ở nhóm mùa địa phương có hai loại lúa là lúa nàng thơm và lùa tài nguyên.Nhắc đến đây ta không thể không kế đến địa danh Long An-nơi có hai loại lúa nổi tiếng:Lúa nàng thơm chợ Đào và lúa huyết rồng.Do Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa – một điều kiện sinh sống của lúa nên nó đều hiện diện trên cả ba miền Bắc,Trung,Nam của đất nước.Lúa thích hợp ở những nơi đất cũ,đã qua nhiều mùa vụ.Một đặc tính riêng của lúa là lúa rất thích nước.Vì vậy,những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ trên lưu vực sông Hồng,sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa chính của Việt Nam. Lúa là loài cây gắn bó thân thiết vô cùng với người nông dân.Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách đặt tên của những người hai sương, một nắng.Hạt mộng lúa ném xuống buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được,tức là rễ bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời.Khi mầm nhú lên có chút xanh xanh thì người dân gọi đó là mạ đã xanh “đầu”.Cây mạ non cấy xuống được vài ba hôm,lúa đâm rễ mới gọi lạ bén chân hay “đứng chân”.Sau đó,cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”.Nhánh “con”,nhánh cái thi nhau mọc ra tạo thành khóm.Khi ấy,cả cánh đồng như cả biển lúa xanh rì.Dáng cây thon thả,mềm mại,sắc lá non tơ,đầy sức sống,gợi ra cái gì ấy tươi trẻ,xinh xắn,dịu dàng.Lúc đó,người đã gọi lúa là “lúa đang thì con gái”-là thời đẹp nhất của đời lúa,đời người.Cánh đồng lúa lúc này trải ra bát ngát đẹp tựa bức tranh.Hết thời kì xuân xanh,lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi ôm đòng.Đây chính là giai đoạn lúa phát triển nhanh,chỉ mươi hôm lúa trổ xong rồi chuyển sang giai đoạn mùa lúa chín.Người nông dân bắt đầu cắt lúa,tuốt lúa,phơi khô rồi xay xát thành gạo… Cây lúa và hạt gạo có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân.Là người Việt ai cúng biết,lúa là loài cây lương thực chính-đi qua bao nắng mưa,bao lam lũ,tảo tần,đã nuôi lớn đời đời con cháu Việt Nam.Lúa cũng là loài cây có tầm quan trọng kinh tế.Không chỉ nuôi sống dân ta,lúa còn được xuất khẩu ra nước ngoài,đem ngoại tệ về cho đất nước,đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo,sau Thái Lan.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Từ hạt gạo trắng ngần,hiền lành,người Việt đã tạo ra các loại các loại bánh mang nét dân dã nhưng ngon vô cùng.Nào là bánh bèo,bánh gối,bánh nậm,bánh khọt,bánh đa,..đến các loại bánh do gạo nếp như các loại xôi,đặc biệt là bánh chưng,bánh giày-truyền thuyết Lang Liêu.Loại bánh chưng,bánh giày này lúc trước chỉ có ở ngày tết cổ truyền nhưng hôm nay nó đã xuất hiện trong những ngày thường.Một thứ đặc sản từ lúa non ta luôn nhớ đến đó là cốm.Nhà văn lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng tám Thạch Lam đã gợi cho ta những nét đẹp và đặc sắc của món cốm mang hương đồng cỏ nội qua bài “Một thứ quà của lúa non-cốm”.Trong đó,cốm làngVòng là vô cùng nổi tiếng.Cốm mang đến sự thanh khiết,tinh khôi của những nguyên liệu mộc mạc,tự nhiên,mang nét đẹp trong trắng như người thôn nữ,là niềm vui thích của trẻ thơ.Những món ăn từ lúa gạo,lúa nếp đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.Một đời cây lúa trĩu hạt để dâng tặng con người.Đến lúc cái thân xác đã khô đi vẫn mang lại lợi ích vô cùng.Rơm làm chất đốt,đem lại những bữa cơm quê,tạo thành những tấm líp lợp nhà,che vách mang ,một dáng dấp hiền hòa rất đổi thơ mộng,bình yên.Khi nghề trồng nấm phát triển thì rơm càng có công dụng to lớn.Trong gian bếp nhà quê lúc nào mà chẳng có một đống vỏ trấu.Vỏ trấu là vỏ của gạo.Đó cũng là chất đốt giúp người dân nấu nướng.Ngoài ra,do giữ nhiệt tốt mà trấu còn dùng để ấp trứng,làm cho trứng nở.Ngày trước trấu còn dùng để giữ nhiệt cho nước đá không tan,hay giữ cho những quả vịt lộn trong các quang gánh của các bà các chị buôn bán qua ngày luôn ấm nóng.Cây lúa có lợi ích vô cùng.Chính vì thế mà người dân đã không tiếc lời nói về lúa,về người bạn thân thiết này: “Nắng tốt dưa,mưa tốt lúa.” Hay “Người đẹp vì lụa,lúa tốt vì phân.” Hoặc “Nhai kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.” Ngoài ra còn có bài hát vô cùng quen thuộc: “Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa Và người trồng lúa cho quê hương”. (Bài ca cây lúa,Hoàng Vân) Hình ảnh bông lúa chín vàng còn xuất hiện quốc huy đất nước Việt Nam,thể hiện tầm quan trọng của nó trong đời sống người dân Việt. Cây lúa là loài cây gắn bó rất thân thiết với người dân Việt.Nó không chỉ cho bà con đời sống no đủ mà còn tạo nên nét đẹp trong đời sống tinh thần,văn hóa của dân tộc.Cây lúa thân yêu!Tôi thầm gọi tên loài cây thấm đẫm tình người và hồn quê với biết bao trìu mến.Với lúa,càng nắng mưa sương gió càng nồng nàn hòa quyện thân thương. Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 2 Đang ngủ say, tôi giật mình khi nghe tiếng gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gió – người bạn thân thiết của mọi người. Chị cất tiếng: “- Chào Lúa, lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng vì có chuyện gấp phải nhờ đến em”. – Ồ em cũng định dậy, trời đã sáng rồi…mà có việc gì thế chị? – Chẳng là thế này, tòa soạn báo Ban Mai Xanh giao nhiệm vụ cho chị phải đi phỏng vấn viết bài về những vấn đề có liên quan đến họ hàng nhà Lúa nhà em đấy. Lúa giúp chị nhé. – Ồ được ạ! Em sẵn sàng, thế chị muốn biết gì nào? – Chúng ta bắt đầu nhé! Em hày cho chị biết về nguồn gốc, quê quán của họ Lúa nhà các em? – Chị ạ, đã từ lâu, từ rất lâu rồi, từ khi có con người, có sự sống trên trái đất thì đã có mặt chúng em. Còn quê quán, chúng em không định cư ở một nơi mà khắp mọi nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng có họ hàng, anh em nhà lúa chúng em sinh sống. – Nhà lúa các em đông vui thật. Như thế chắc họ hàng đa dạng lắm nhỉ? – Đúng vậy chị ạ. Họ hàng nhà lúa chúng em rất phong phú. Ở miền Bắc nơi em đang sống cũng là quê nội thì có Khang Dân, Ải Quế, Nếp…Lúa Nếp là vật phẩm không thể thiếu trong các gia đình vào ngày lễ Tết, giỗ chạp…Còn Tám Xoan cấy ở vùng Hải Hậu, Nam Định là một đặc sản nổi tiếng đấy. Chị biết không? Tám Xoan mà ăn với giò chả thì thật tuyệt vời! Còn miền Nam quê ngoại em có: Di Hương, Móng Chim… – Phong phú thật, thế đặc điểm cơ thể và quá trình sinh trưởng của các em ra sao? – Chúng em thuộc loài thân cỏ, rễ chùm. Qúa trình gieo trồng chúng em cũng khác: miền Bắc thì cấy, còn miền Nam thì gieo sạ. Khi gieo cấy từ mười đến mười lăm ngày thì chúng em bắt đầu phát triển. Bà con nông dân sẽ bón phân, làm cỏ chăm sóc chúng em lớn nhanh, khỏe, đẹp. Thời kì này chúng em vẫn được mọi người gọi là “lúa đang thì con gái”. Để được cánh đồng lúa xanh tốt thế này bà con nông dân cần phải vất vả lắm chị ạ! Một hạt thóc làm ra là cả bao công lao vất vả. Em nhớ từng được nghe một bà cụ hát ru cháu rằng: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Chính vì khó nhọc vất vả thế nên người dân gọi hạt gạo, hạt lúa là “ngọc thực” và chúng em rất được họ trân trọng, nâng niu! – Trong sự phát triển chung của đất nước và trong cuộc sống thường ngày, các em đã có những đóng góp gì? – Trong sự phát triển của đất nước, chúng em có vai trò rất quan trọng bởi Việt Nam có tới 80% dân số sống bằng nghề nông. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới đấy chị ạ! Chúng em đã mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Còn trong cuộc sống thường ngày thì cả cơ thể chúng em đều có tác dụng: gạo để ăn; trấu để đun, bón phân; cám nuôi lợn; thân rạ rơm để đun bếp, làm nấm…Chị biết không, sau mỗi mùa gặt bội thu người dân ai cũng hớn hở tràn đầy niềm vui. Hương cốm mới hay đĩa xôi gấc ăn trong tiết trời thu se lạnh là đặc sản dân tộc mà mỗi khi xa quê khó ai có thể quên được… – Thật tuyệt vời, bây giờ chị muốn được biết em đang có những ước mơ gì? – Giờ đây làng quê đã có nhiều đổi mới, em chỉ mong con người ngày càng cải tiến kĩ thuật, sản xuất được nhiều giống lúa không chỉ ngon mà còn làm cho năng xuất cao. Mong cho người nông dân có cách gieo trồng đỡ vất vả hơn và hạt lúa của Việt Nam sẽ ngày càng được đánh giá cao trên khắp thế giới. – Cuộc trao đổi hôm nay thật có ý nghĩa. Qua đây chị đã hiểu được nhiều điều về họ hàng nhà Lúa. Ôi! Trời nắng rồi, bác Mặt Trời đang cười rất tươi kìa. Thôi, chị phải về viết lại bài để đánh máy kẻo muộn mất. Cảm ơn Lúa đã giúp chị: Chị chào Lúa nhé! – Chào chị Gió. Chúc chị thượng lộ bình an! Thuyết minh về cây lúa nước – Bài làm 3 Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Lê Anh Xuân) Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa mênh mông, xanh tốt. Từ đồng bằng Bắc Bộ đến đồng bằng duyên hải miền Trung rồi đến đồng bằng sông Cửu Long, lúa là loại cây trồng chủ yếu. Lúa gắn bó với người nông dân Việt Nam. Lúa là loại cây trồng thân cỏ, thân ngắn và phát triển thành bụi, rễ chùm, bám cạn, là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp. Lúa được ươm mầm từ những hạt thóc căng mẩy. Hạt thóc giống ngâm nước ấm, ủ lên mầm rồi gieo xuống đất bùn. Chỉ độ 3 – 4 ngày thì những mầm non vươn lên rồi trở thành những cây mạ xanh tươi. Lúa phát triển rất nhanh, từ một thân lúa, lúa đâm nhiều thân mới rồi tựa vào nhau sinh sồi nảy nở trở thành từng bụi, từng khóm lúa. Khi lúa đang thì con gái, lá lúa vươn dài, hơi cong, xanh mướt một màu. Thân lúa lúc này cần nhiều chất dinh dưỡng để ngậm đòng, kết hạt. Khi trồng lúa ta cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng này. Trong chăm sóc lúa, nhà nông chúng ta luôn tâm niệm: Nhất nước Nhì phận Tam cần Tứ giống. Đó là 4 yếu tố chính để làm nên mùa vụ. Từ những ngày đầu gieo trồng cho đến lúc lúa trưởng thành ta phải lưu ý cung cấp đủ nước cho lúa nhưng cũng không để ngập úng làm lúa chết. Bởi thế mà hệ thống thủy lợi ra đời nhằm đáp ứng việc tưới tiêu cho lúa. Song song với việc cung cấp đủ nước là việc bón phân. Giai đoạn làm đất để chuẩn bị gieo cấy ta nên bón phân trâu, bò hoặc phân xanh ủ mục. Giai đoạn mạ non cần bón phân u-rê để lúa nhanh có sức vươn lên. Đến giai đoạn làm đòng thì lúa cần nhiều dinh dưỡng nền ta chú ý cung cấp đủ lượng và chất. Có thể kết hợp phân u-rê và NPK hoặc một số loại phân hóa học kết hợp với từng giống lúa. Trong giai đoạn này lúa cần sự chăm sóc nhất là nhổ cỏ – bón phân – diệt trừ sâu bệnh. Có như thế lúa mới có sức ngậm đòng, kết hạt, đem lại kết quả ở mùa vụ. Khi lúa ngậm đòng cần chú ý trừ sâu bệnh và bơm thuốc dưỡng cây để bông lúa mẩy hạt nhiều hơn, cho năng suất cao hơn. Giai đoạn lúa chín chỉ cần cung cấp vừa đủ nước, không phải bón phân và phun thuốc cho lúa nữa. Nếu được gieo trồng và chăm sóc thật kĩ thì lúa sẽ không phụ công người. Mùa vàng về, cánh đồng lúa trải dài như tấm thảm khổng lồ. Đồng quê. bát ngát dậy một mùi hương lúa mới, hương lúa thấm sâu tròng từng nếp khăn, từng vạt áo của người nông dân. Còn gì đẹp hơn cánh đồng lúa trong mùa gặt hái: Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy Cứ thế, một năm có hai vụ mùa chính. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5. Vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Có nơi lại làm thêm một vụ phụ đối với giống lúa ngắn ngày. Cây lúa nuôi sống con người, đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa có tầm quan trọng đặc biệt. Lúa đưa nền kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc dân ngày một đi lên. Lúa giúp con người có cơm no áo ấm. Ngày nay, đất nước ta đang hội nhập và phát triển, Việt Nam là thành viên của WTO nên hoạt động buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Chúng ta nhập khẩu các thiết bị máy móc, xe cộ, linh kiện điện tử,… và xuất khẩu lúa gạo, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm,… Bởi vậy cây lúa Việt Nam chiếm vị thế rất quan trọng đối với con người và đất nước. Đó là chưa kể đến rơm rạ sau khi thu hoạch còn là nguồn thức ăn chính cho trâu bò. Rơm khô còn là chất đốt, ủ phân bón ruộng, dùng để làm nấm. vỏ thóc dùng để ủ ấp trứng,… Cây lúa sẽ còn gắn bó mãi với người nông dân Việt Nam, với đất nước Việt Nam. Lúa làm cho đất nước thêm trù phú, cuộc sống của người nông dấn ngày càng no ấm. Lúa góp phần tôn vinh dân tộc Việt Nam. Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 4 Đất nước chúng ta là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quan trọng gắn liền với truyền thống phát triển của dân tộc ta hơn 4000 năm văn hiến. Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển nó. Dù ngày nay chúng ta đang từng bước đi lên phát triển nền công nghiệp hiện đại, những những truyền thống quý báu của nền văn minh lúa nước vẫn luôn cần bảo tồn, lưu lại cho con cháu mai sau biết về một truyền thống của quê hương, dân tộc. Cây lúa là một cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Dù ngoài lúa nước dân tộc ta còn trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn…nhưng lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Nhờ lúa nước mà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Lúa làm ra gạo từ gạo chúng ta làm ra rất nhiều thực phẩm thơm ngon khác như các loại phở gia truyền “Phở Gà” “Phở Bò” là những loại ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới. Trên khắp thế giới nếu đi tới đâu mà có phở thì ở đó có người Việt Nam sinh sống, nó trở thành một thực phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương ta. Rồi từ lúa gạo chúng ta làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống khác như bánh đúc, bánh canh, bánh bột lọc… đều là những loại bánh vô cùng thơm ngon nổi tiếng thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã không thể nào quên được mùi vị của những loại bánh địa phương này. Để tạo ra hạt bông lúa hạt gạo ít ai biết người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Một nắng hai sương trên đồng. Trước tiên muốn có lúa, chúng ta phải ủ mầm. Ủ mầm chính là giai đoạn đầu tiên. Con người lấy những hạt lúa giống to chắc khỏe ủ nước rồi bọc kín trong giấy ni lông sau một thời gian khi những hạt lúa nẩy mầm thì đem ra ruộng. Những thửa ruộng này phải là những thửa ruộng đã được cày bừa, cho đất mềm đi và sâm sấp nước tạo thành thứ bùn nhão như bột làm bánh thì người dân bắt đầu rải những mầm lúa xuống, khâu này người nhà nông gọi là gieo mạ. Sau khi mầm lúa lên cao tầm 20-30 cm thì người dân sẽ “nhổ” chúng lên để cấy sang một thửa ruộng khác có đất được làm mềm hơn và nhiều nước hơn. Khi “cấy lúa” chúng ta thường phải cấy đều khoảng cách và cấy thẳng hàng, để khi lúa lớn lên ra bông lúa sẽ không bị ngả nghiêng. Những cây lúa khi trưởng thành sinh sôi trổ bông, tạo thành những bông lúa vô cùng đẹp mắt. Những bông lúa khi còn xanh người ta gọi chúng là đòng đòng. Bọn trẻ con vùng quê như chúng tôi thường lấy những bông đồng đồng về giã cốm ăn vô cùng thơm ngon. Cốm này mà được bọc trong lá sen rồi ăn cùng chuối tiêu trong những ngày mùa thu mát mẻ thì thật tuyệt. Món cốm cũng trở thành đặc sản của người dân Việt Nam chúng tôi. Từ những bông lúa non đồng đồng, những bông lúa trưởng thành hơn rồi chín vàng trở thành bông lúa chín rực rỡ đầy sức hấp dẫn với con người. Khi lúa chín người nông dân gặp lúa rồi tuốt lúa lấy hạt phơi khô cho vào bao tải cất đi còn thân cây lúa người ta gọi là dạ thì sẽ đốt thành tro “bón” xuống những thửa ruộng làm phân cho cây lúa sau này. hoặc có nơi họ để cho bò ăn, làm nấm rơm… Công việc làm ra cây lúa vô cùng cực nhọc đúng như câu ca dao xưa đã nói “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Chủng loại lúa nước ở Việt Nam chúng ta chỉ có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp thường dùng làm bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh trôi, bánh chay…bánh nếp ăn rất thơm và no lâu giúp con người chắc bụng làm việc nặng nhọc mà không lo thiếu chất dinh dưỡng, hay bị đói. Những cây lúa nước có vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi cuộc sống trong gia đình ở Việt Nam. Nó chính là thực phẩm chủ đạo, là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người đất Việt. Dù đi đâu ở đâu thì những người con đã lớn lên trên mảnh đất có nền văn minh lúa nước này cũng không thể sống thiếu cơm gạo, không thể nào ăn những thực phẩm bánh mỳ, xúc xích để thay thế cơm tẻ. Lúa nước đã trở thành biểu tượng, nét văn hóa riêng biệt của nước ta. Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 5 Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước. Thế nhưng, có mấy ai trong chúng ta biết rõ về cây lúa? Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng. Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt. Cây lua ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về. Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66… Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa. Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt. Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.. Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dực vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa: Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn Từ khóa tìm kiếm:thuyết minh cây lúa tám thơmbài van thuyet minh ve cay lua tam thomThuyet minh cay lua nuoc có số liệuthuyết minh về lúa tám xoan hải hậuwww viet van thuyet minh ve cay lua khoang 300tu Bài viết liên quanThuyết minh về một loại vật nuôi – Bài tập làm văn số 1 lớp 9Thuyết minh về cây tre – Bài tập làm văn số 1 lớp 9Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhânBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tửBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loạiĐề luyện thi đại học môn Hóa học số 2Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Thế năng (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
Xem nhanh nội dung
Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 1
Cây lúa – một trong năm loại cây lương thực chính trên thế giới cùng với ngô,khoai lang,lúa mì,khoai tây là loài cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.Lúa là loài cây gắn bó với con người ,với làng quê Việt Nam.Nó đã trở thành tên gọi của một nên văn minh-Nền văn minh lúa nước.Không chỉ vậy,nó còn là biểu tượng trong văn chương,ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”.
Cây lúa-một loại cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc có nguồn gốc từ lâu đời.Theo kết quả của các nhà khảo cổ học,cây lúa có xuất thân từ vùng Đông Nam Á và Đông Dương,những nơi mà có nhiều di tích của cây lúa phát triển khoảng 10.000 năm trước Tây lịch.Sau đó, nghề trống lúa được phát triển vào các nước Á Châu như ngày nay.Do có những đặc điểm khác biệt nhau,lúa được chia thành hai loại:Japonica và Indica.Lúa Japonica sinh trưởng ở điều kiện khí hậu ôn hòa,có hạt tròn,khó bị gãy hoặc vỡ,khi nấu chín ,loại gạo này thường dính và dẻo.Lúa sản xuất ở Nhật Bản hầu hết là Japonica.Còn lúa Indica thường sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu nóng ẩm có hạt gạo dài và dễ vỡ.Khác với lúa Japonica,loại lúa này khi nấu không bị kết dính.Tất cả các loại gạo có nguồn gốc từ Nam Á bao gồm Ấn Độ,Thái Lan,Việt Nam,Nam Trung Quốc là lùa Indica.
Cũng như các loại cây khác,cây lúa cũng có thân,lá,hoa,hạt,…Lúa là loài cây thực vật sống theo mùa vụ với thân có nhiều chiều cao khác nhau,có thể cao từ 1-1m80.Lá lúa mỏng,hẹp bản(2-2,5cm),dài từ 50-100cm.Hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió,mọc thành cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống dài từ 30-50cm.Hạt lúa là loại quả thóc(hạt nhỏ,cứng của các loại cây ngũ cốc,dài từ 5-12mm,dày từ 2-3mm).
Các giống lúa ở Việt Nam được phân loại rất đa dạng theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng.Các giống ấy bao gồm:Nhóm ngắn ngày,nhóm trung mùa,nhóm địa phương.Ở nhóm mùa địa phương có hai loại lúa là lúa nàng thơm và lùa tài nguyên.Nhắc đến đây ta không thể không kế đến địa danh Long An-nơi có hai loại lúa nổi tiếng:Lúa nàng thơm chợ Đào và lúa huyết rồng.Do Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa – một điều kiện sinh sống của lúa nên nó đều hiện diện trên cả ba miền Bắc,Trung,Nam của đất nước.Lúa thích hợp ở những nơi đất cũ,đã qua nhiều mùa vụ.Một đặc tính riêng của lúa là lúa rất thích nước.Vì vậy,những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ trên lưu vực sông Hồng,sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa chính của Việt Nam.
Lúa là loài cây gắn bó thân thiết vô cùng với người nông dân.Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách đặt tên của những người hai sương, một nắng.Hạt mộng lúa ném xuống buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được,tức là rễ bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời.Khi mầm nhú lên có chút xanh xanh thì người dân gọi đó là mạ đã xanh “đầu”.Cây mạ non cấy xuống được vài ba hôm,lúa đâm rễ mới gọi lạ bén chân hay “đứng chân”.Sau đó,cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”.Nhánh “con”,nhánh cái thi nhau mọc ra tạo thành khóm.Khi ấy,cả cánh đồng như cả biển lúa xanh rì.Dáng cây thon thả,mềm mại,sắc lá non tơ,đầy sức sống,gợi ra cái gì ấy tươi trẻ,xinh xắn,dịu dàng.Lúc đó,người đã gọi lúa là “lúa đang thì con gái”-là thời đẹp nhất của đời lúa,đời người.Cánh đồng lúa lúc này trải ra bát ngát đẹp tựa bức tranh.Hết thời kì xuân xanh,lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi ôm đòng.Đây chính là giai đoạn lúa phát triển nhanh,chỉ mươi hôm lúa trổ xong rồi chuyển sang giai đoạn mùa lúa chín.Người nông dân bắt đầu cắt lúa,tuốt lúa,phơi khô rồi xay xát thành gạo…
Cây lúa và hạt gạo có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân.Là người Việt ai cúng biết,lúa là loài cây lương thực chính-đi qua bao nắng mưa,bao lam lũ,tảo tần,đã nuôi lớn đời đời con cháu Việt Nam.Lúa cũng là loài cây có tầm quan trọng kinh tế.Không chỉ nuôi sống dân ta,lúa còn được xuất khẩu ra nước ngoài,đem ngoại tệ về cho đất nước,đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo,sau Thái Lan.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Từ hạt gạo trắng ngần,hiền lành,người Việt đã tạo ra các loại các loại bánh mang nét dân dã nhưng ngon vô cùng.Nào là bánh bèo,bánh gối,bánh nậm,bánh khọt,bánh đa,..đến các loại bánh do gạo nếp như các loại xôi,đặc biệt là bánh chưng,bánh giày-truyền thuyết Lang Liêu.Loại bánh chưng,bánh giày này lúc trước chỉ có ở ngày tết cổ truyền nhưng hôm nay nó đã xuất hiện trong những ngày thường.Một thứ đặc sản từ lúa non ta luôn nhớ đến đó là cốm.Nhà văn lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng tám Thạch Lam đã gợi cho ta những nét đẹp và đặc sắc của món cốm mang hương đồng cỏ nội qua bài “Một thứ quà của lúa non-cốm”.Trong đó,cốm làngVòng là vô cùng nổi tiếng.Cốm mang đến sự thanh khiết,tinh khôi của những nguyên liệu mộc mạc,tự nhiên,mang nét đẹp trong trắng như người thôn nữ,là niềm vui thích của trẻ thơ.Những món ăn từ lúa gạo,lúa nếp đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.Một đời cây lúa trĩu hạt để dâng tặng con người.Đến lúc cái thân xác đã khô đi vẫn mang lại lợi ích vô cùng.Rơm làm chất đốt,đem lại những bữa cơm quê,tạo thành những tấm líp lợp nhà,che vách mang ,một dáng dấp hiền hòa rất đổi thơ mộng,bình yên.Khi nghề trồng nấm phát triển thì rơm càng có công dụng to lớn.Trong gian bếp nhà quê lúc nào mà chẳng có một đống vỏ trấu.Vỏ trấu là vỏ của gạo.Đó cũng là chất đốt giúp người dân nấu nướng.Ngoài ra,do giữ nhiệt tốt mà trấu còn dùng để ấp trứng,làm cho trứng nở.Ngày trước trấu còn dùng để giữ nhiệt cho nước đá không tan,hay giữ cho những quả vịt lộn trong các quang gánh của các bà các chị buôn bán qua ngày luôn ấm nóng.Cây lúa có lợi ích vô cùng.Chính vì thế mà người dân đã không tiếc lời nói về lúa,về người bạn thân thiết này:
“Nắng tốt dưa,mưa tốt lúa.”
Hay “Người đẹp vì lụa,lúa tốt vì phân.”
Hoặc “Nhai kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.”
Ngoài ra còn có bài hát vô cùng quen thuộc:
“Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa
Và người trồng lúa cho quê hương”.
(Bài ca cây lúa,Hoàng Vân)
Hình ảnh bông lúa chín vàng còn xuất hiện quốc huy đất nước Việt Nam,thể hiện tầm quan trọng của nó trong đời sống người dân Việt.
Cây lúa là loài cây gắn bó rất thân thiết với người dân Việt.Nó không chỉ cho bà con đời sống no đủ mà còn tạo nên nét đẹp trong đời sống tinh thần,văn hóa của dân tộc.Cây lúa thân yêu!Tôi thầm gọi tên loài cây thấm đẫm tình người và hồn quê với biết bao trìu mến.Với lúa,càng nắng mưa sương gió càng nồng nàn hòa quyện thân thương.
Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 2
Đang ngủ say, tôi giật mình khi nghe tiếng gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gió – người bạn thân thiết của mọi người. Chị cất tiếng: “- Chào Lúa, lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng vì có chuyện gấp phải nhờ đến em”.
– Ồ em cũng định dậy, trời đã sáng rồi…mà có việc gì thế chị?
– Chẳng là thế này, tòa soạn báo Ban Mai Xanh giao nhiệm vụ cho chị phải đi phỏng vấn viết bài về những vấn đề có liên quan đến họ hàng nhà Lúa nhà em đấy. Lúa giúp chị nhé.
– Ồ được ạ! Em sẵn sàng, thế chị muốn biết gì nào?
– Chúng ta bắt đầu nhé! Em hày cho chị biết về nguồn gốc, quê quán của họ Lúa nhà các em?
– Chị ạ, đã từ lâu, từ rất lâu rồi, từ khi có con người, có sự sống trên trái đất thì đã có mặt chúng em. Còn quê quán, chúng em không định cư ở một nơi mà khắp mọi nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng có họ hàng, anh em nhà lúa chúng em sinh sống.
– Nhà lúa các em đông vui thật. Như thế chắc họ hàng đa dạng lắm nhỉ?
– Đúng vậy chị ạ. Họ hàng nhà lúa chúng em rất phong phú. Ở miền Bắc nơi em đang sống cũng là quê nội thì có Khang Dân, Ải Quế, Nếp…Lúa Nếp là vật phẩm không thể thiếu trong các gia đình vào ngày lễ Tết, giỗ chạp…Còn Tám Xoan cấy ở vùng Hải Hậu, Nam Định là một đặc sản nổi tiếng đấy. Chị biết không? Tám Xoan mà ăn với giò chả thì thật tuyệt vời! Còn miền Nam quê ngoại em có: Di Hương, Móng Chim…
– Phong phú thật, thế đặc điểm cơ thể và quá trình sinh trưởng của các em ra sao?
– Chúng em thuộc loài thân cỏ, rễ chùm. Qúa trình gieo trồng chúng em cũng khác: miền Bắc thì cấy, còn miền Nam thì gieo sạ. Khi gieo cấy từ mười đến mười lăm ngày thì chúng em bắt đầu phát triển. Bà con nông dân sẽ bón phân, làm cỏ chăm sóc chúng em lớn nhanh, khỏe, đẹp. Thời kì này chúng em vẫn được mọi người gọi là “lúa đang thì con gái”. Để được cánh đồng lúa xanh tốt thế này bà con nông dân cần phải vất vả lắm chị ạ! Một hạt thóc làm ra là cả bao công lao vất vả. Em nhớ từng được nghe một bà cụ hát ru cháu rằng:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Chính vì khó nhọc vất vả thế nên người dân gọi hạt gạo, hạt lúa là “ngọc thực” và chúng em rất được họ trân trọng, nâng niu!
– Trong sự phát triển chung của đất nước và trong cuộc sống thường ngày, các em đã có những đóng góp gì?
– Trong sự phát triển của đất nước, chúng em có vai trò rất quan trọng bởi Việt Nam có tới 80% dân số sống bằng nghề nông. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới đấy chị ạ! Chúng em đã mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Còn trong cuộc sống thường ngày thì cả cơ thể chúng em đều có tác dụng: gạo để ăn; trấu để đun, bón phân; cám nuôi lợn; thân rạ rơm để đun bếp, làm nấm…Chị biết không, sau mỗi mùa gặt bội thu người dân ai cũng hớn hở tràn đầy niềm vui. Hương cốm mới hay đĩa xôi gấc ăn trong tiết trời thu se lạnh là đặc sản dân tộc mà mỗi khi xa quê khó ai có thể quên được…
– Thật tuyệt vời, bây giờ chị muốn được biết em đang có những ước mơ gì?
– Giờ đây làng quê đã có nhiều đổi mới, em chỉ mong con người ngày càng cải tiến kĩ thuật, sản xuất được nhiều giống lúa không chỉ ngon mà còn làm cho năng xuất cao. Mong cho người nông dân có cách gieo trồng đỡ vất vả hơn và hạt lúa của Việt Nam sẽ ngày càng được đánh giá cao trên khắp thế giới.
– Cuộc trao đổi hôm nay thật có ý nghĩa. Qua đây chị đã hiểu được nhiều điều về họ hàng nhà Lúa. Ôi! Trời nắng rồi, bác Mặt Trời đang cười rất tươi kìa. Thôi, chị phải về viết lại bài để đánh máy kẻo muộn mất. Cảm ơn Lúa đã giúp chị: Chị chào Lúa nhé!
– Chào chị Gió. Chúc chị thượng lộ bình an!
Thuyết minh về cây lúa nước – Bài làm 3
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Lê Anh Xuân)
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa mênh mông, xanh tốt. Từ đồng bằng Bắc Bộ đến đồng bằng duyên hải miền Trung rồi đến đồng bằng sông Cửu Long, lúa là loại cây trồng chủ yếu. Lúa gắn bó với người nông dân Việt Nam.
Lúa là loại cây trồng thân cỏ, thân ngắn và phát triển thành bụi, rễ chùm, bám cạn, là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp.
Lúa được ươm mầm từ những hạt thóc căng mẩy. Hạt thóc giống ngâm nước ấm, ủ lên mầm rồi gieo xuống đất bùn. Chỉ độ 3 – 4 ngày thì những mầm non vươn lên rồi trở thành những cây mạ xanh tươi. Lúa phát triển rất nhanh, từ một thân lúa, lúa đâm nhiều thân mới rồi tựa vào nhau sinh sồi nảy nở trở thành từng bụi, từng khóm lúa. Khi lúa đang thì con gái, lá lúa vươn dài, hơi cong, xanh mướt một màu. Thân lúa lúc này cần nhiều chất dinh dưỡng để ngậm đòng, kết hạt. Khi trồng lúa ta cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng này. Trong chăm sóc lúa, nhà nông chúng ta luôn tâm niệm:
Nhất nước Nhì phận Tam cần Tứ giống.
Đó là 4 yếu tố chính để làm nên mùa vụ. Từ những ngày đầu gieo trồng cho đến lúc lúa trưởng thành ta phải lưu ý cung cấp đủ nước cho lúa nhưng cũng không để ngập úng làm lúa chết. Bởi thế mà hệ thống thủy lợi ra đời nhằm đáp ứng việc tưới tiêu cho lúa. Song song với việc cung cấp đủ nước là việc bón phân. Giai đoạn làm đất để chuẩn bị gieo cấy ta nên bón phân trâu, bò hoặc phân xanh ủ mục. Giai đoạn mạ non cần bón phân u-rê để lúa nhanh có sức vươn lên. Đến giai đoạn làm đòng thì lúa cần nhiều dinh dưỡng nền ta chú ý cung cấp đủ lượng và chất. Có thể kết hợp phân u-rê và NPK hoặc một số loại phân hóa học kết hợp với từng giống lúa. Trong giai đoạn này lúa cần sự chăm sóc nhất là nhổ cỏ – bón phân – diệt trừ sâu bệnh. Có như thế lúa mới có sức ngậm đòng, kết hạt, đem lại kết quả ở mùa vụ. Khi lúa ngậm đòng cần chú ý trừ sâu bệnh và bơm thuốc dưỡng cây để bông lúa mẩy hạt nhiều hơn, cho năng suất cao hơn. Giai đoạn lúa chín chỉ cần cung cấp vừa đủ nước, không phải bón phân và phun thuốc cho lúa nữa.
Nếu được gieo trồng và chăm sóc thật kĩ thì lúa sẽ không phụ công người. Mùa vàng về, cánh đồng lúa trải dài như tấm thảm khổng lồ. Đồng quê. bát ngát dậy một mùi hương lúa mới, hương lúa thấm sâu tròng từng nếp khăn, từng vạt áo của người nông dân. Còn gì đẹp hơn cánh đồng lúa trong mùa gặt hái:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy
Cứ thế, một năm có hai vụ mùa chính. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5. Vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Có nơi lại làm thêm một vụ phụ đối với giống lúa ngắn ngày. Cây lúa nuôi sống con người, đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa có tầm quan trọng đặc biệt. Lúa đưa nền kinh tế gia đình và nền kinh tế quốc dân ngày một đi lên. Lúa giúp con người có cơm no áo ấm.
Ngày nay, đất nước ta đang hội nhập và phát triển, Việt Nam là thành viên của WTO nên hoạt động buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Chúng ta nhập khẩu các thiết bị máy móc, xe cộ, linh kiện điện tử,… và xuất khẩu lúa gạo, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm,… Bởi vậy cây lúa Việt Nam chiếm vị thế rất quan trọng đối với con người và đất nước. Đó là chưa kể đến rơm rạ sau khi thu hoạch còn là nguồn thức ăn chính cho trâu bò. Rơm khô còn là chất đốt, ủ phân bón ruộng, dùng để làm nấm. vỏ thóc dùng để ủ ấp trứng,…
Cây lúa sẽ còn gắn bó mãi với người nông dân Việt Nam, với đất nước Việt Nam. Lúa làm cho đất nước thêm trù phú, cuộc sống của người nông dấn ngày càng no ấm. Lúa góp phần tôn vinh dân tộc Việt Nam.
Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 4
Đất nước chúng ta là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quan trọng gắn liền với truyền thống phát triển của dân tộc ta hơn 4000 năm văn hiến. Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển nó. Dù ngày nay chúng ta đang từng bước đi lên phát triển nền công nghiệp hiện đại, những những truyền thống quý báu của nền văn minh lúa nước vẫn luôn cần bảo tồn, lưu lại cho con cháu mai sau biết về một truyền thống của quê hương, dân tộc.
Cây lúa là một cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Dù ngoài lúa nước dân tộc ta còn trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn…nhưng lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Nhờ lúa nước mà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Lúa làm ra gạo từ gạo chúng ta làm ra rất nhiều thực phẩm thơm ngon khác như các loại phở gia truyền “Phở Gà” “Phở Bò” là những loại ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới. Trên khắp thế giới nếu đi tới đâu mà có phở thì ở đó có người Việt Nam sinh sống, nó trở thành một thực phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương ta.
Rồi từ lúa gạo chúng ta làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống khác như bánh đúc, bánh canh, bánh bột lọc… đều là những loại bánh vô cùng thơm ngon nổi tiếng thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã không thể nào quên được mùi vị của những loại bánh địa phương này.
Để tạo ra hạt bông lúa hạt gạo ít ai biết người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Một nắng hai sương trên đồng. Trước tiên muốn có lúa, chúng ta phải ủ mầm. Ủ mầm chính là giai đoạn đầu tiên. Con người lấy những hạt lúa giống to chắc khỏe ủ nước rồi bọc kín trong giấy ni lông sau một thời gian khi những hạt lúa nẩy mầm thì đem ra ruộng.
Những thửa ruộng này phải là những thửa ruộng đã được cày bừa, cho đất mềm đi và sâm sấp nước tạo thành thứ bùn nhão như bột làm bánh thì người dân bắt đầu rải những mầm lúa xuống, khâu này người nhà nông gọi là gieo mạ. Sau khi mầm lúa lên cao tầm 20-30 cm thì người dân sẽ “nhổ” chúng lên để cấy sang một thửa ruộng khác có đất được làm mềm hơn và nhiều nước hơn. Khi “cấy lúa” chúng ta thường phải cấy đều khoảng cách và cấy thẳng hàng, để khi lúa lớn lên ra bông lúa sẽ không bị ngả nghiêng.
Những cây lúa khi trưởng thành sinh sôi trổ bông, tạo thành những bông lúa vô cùng đẹp mắt. Những bông lúa khi còn xanh người ta gọi chúng là đòng đòng. Bọn trẻ con vùng quê như chúng tôi thường lấy những bông đồng đồng về giã cốm ăn vô cùng thơm ngon. Cốm này mà được bọc trong lá sen rồi ăn cùng chuối tiêu trong những ngày mùa thu mát mẻ thì thật tuyệt. Món cốm cũng trở thành đặc sản của người dân Việt Nam chúng tôi.
Từ những bông lúa non đồng đồng, những bông lúa trưởng thành hơn rồi chín vàng trở thành bông lúa chín rực rỡ đầy sức hấp dẫn với con người. Khi lúa chín người nông dân gặp lúa rồi tuốt lúa lấy hạt phơi khô cho vào bao tải cất đi còn thân cây lúa người ta gọi là dạ thì sẽ đốt thành tro “bón” xuống những thửa ruộng làm phân cho cây lúa sau này. hoặc có nơi họ để cho bò ăn, làm nấm rơm…
Công việc làm ra cây lúa vô cùng cực nhọc đúng như câu ca dao xưa đã nói
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Chủng loại lúa nước ở Việt Nam chúng ta chỉ có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp thường dùng làm bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh trôi, bánh chay…bánh nếp ăn rất thơm và no lâu giúp con người chắc bụng làm việc nặng nhọc mà không lo thiếu chất dinh dưỡng, hay bị đói.
Những cây lúa nước có vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi cuộc sống trong gia đình ở Việt Nam. Nó chính là thực phẩm chủ đạo, là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người đất Việt. Dù đi đâu ở đâu thì những người con đã lớn lên trên mảnh đất có nền văn minh lúa nước này cũng không thể sống thiếu cơm gạo, không thể nào ăn những thực phẩm bánh mỳ, xúc xích để thay thế cơm tẻ. Lúa nước đã trở thành biểu tượng, nét văn hóa riêng biệt của nước ta.
Thuyết minh về cây lúa – Bài làm 5
Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.
Thế nhưng, có mấy ai trong chúng ta biết rõ về cây lúa?
Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.
Cây lua ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.
Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…
Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.
Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.
Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội..
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dực vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn