05/02/2018, 12:15

Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài tập làm văn số 1 lớp 9

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 1 2 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 2 3 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 3 4 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 4 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 1 ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 1 2 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 2 3 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 3 4 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 4 Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 1 Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình. Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà. Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc. Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức. Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người. Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh. Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 2 Trên đất nước Việt Nam, mỗi loài vật đều có những mặt lợi ích hoặc có hại riêng biệt đối với con người. Song, hiện nay, một số loài đã trở thành vật nuôi phổ biến trong mỗi gia đình như con chó để trông nhà, trâu, bò kéo cày và cho thịt, cho sữa… Loài mèo cũng là loài vật rất gần gũi, gắn bó với con người. Mỗi một loài mèo đều có đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung loài nào đều dùng để bắt chuột. Tuỳ theo đặc điểm, hình dạng, tính nết của mèo mà còn mỗi con mèo có cái tên hay do người chủ của mình đặt như ” Mi Mi” “Bi Mi” “Sâu” thể hiện sự cưng chiều của người nuôi đối với con mèo. Loài mèo nào cũng vậy, cũng có bộ lông mượt như nhung. Đặc điểm, hình dáng, ngoại hình có những nét thích nghi với hoạt động bắt chuột. Đầu tròn, to chúm chím, cặp mắt to tròn trong suốt, lóng lánh như hai viên ngọc bích, có thể nhìn trong đêm tối và con người thay đổi hình dạng tuỳ theo ánh sáng. Cái mũi nhỏ ươn ướt làm nổi bật hai bên mép vài cọng ria trắng như hai chùm kim bạc bé nhỏ, nhọn hoắt. Hai tai mèo rất thích lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Cuối đuôi thon dài như cái măng ngọc, lúc nào cũng đập qua đập lại, tự đưa hai chân trước ôm lấy bắt hờ. Bốn chân thuôn nhỏ bàn chân dấu kín những chiếc vuốt nhọn sắc để cào, táp và vồ mồi. Mèo có những chiếc răng sắc và nhọn là thứ vũ khí lợi hại để bắt mồi và nhai thịt sống, mỗi bước đi đều rất nhẹ nhàng, khoan thai. Tuỳ theo màu sắc của bộ lông, đặc điểm ngoại hình mà người ta chia ra làm nhiều giống mèo như mèo tam thể, mèo hung, mèo mướp…. Nếu như mào tam thể có bộ lông ba màu, trắng lẫn vàng óng, lấm tấm đen kết hợp một cách hài hoà tuyệt đẹp, một vẻ đẹp quý phái kiêu sa thì mèo hung có màu lông sắc vằn đo đỏ. Mèo mướp có bộ lông hai màu: màu trắng kết hợp với màu đen. L0ại mèo nuôi rất dễ đơn giản không khó nuôi như bao loài động vật khác. Mèo ăn ít, nhỏ nhẹ, thức ăn của mèo là thức ăn tạp có thể là tôm, tép, thịt, bim bim… nhưng món mèo thích nhất là cá, chỉ vài thìa cơm và miếng cá nhỏ là mèo no say. Tuy nhiên, loài mèo cũng rất dễ nhiễm dịch bệnh của gia súc như bị kiết, nôn… Để con vật của mình luôn khoẻ mạnh, con người phải cho mèo uống thuốc có thể trộn thuốc với cơm của mèo phòng chống những dịch bệnh lây lan có thể làm chết vật nuôi nhà bạn. Vào mùa đông thường xuyên sưởi ấm cho mèo để tránh rét, có thể mặc cho mèo chiếc áo ấm và mùa hè tắm cho mèo. Không chỉ mang giá trị kinh tế cho gia đình mà mèo còn mang giá trị tinh thần trong mỗi thành viên, thịt mèo ngon và thơm nên thịt mèo rất đắt, mang lại lợi nhuận thu nhập cao cho người nuôi mèo. Thịt mèo có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và có khi được sử dụng trong các bữa tiệc bữa cỗ. Mèo dễ thích nghi với đời sống của con người nên nó sớm trở thành người bạn thân thiết của ta. Mèo ngoan ngoãn, biết cách nghe lời, biết cách nũng nịu khiến ta phải yêu quý. Con mèo biết leo trèo, đùa vui đôi lúc nó là người chị em bên ta chia sẻ chuyện buồn vui trong cuộc sống. Mèo biết đuổi bắt dế, bắt gián, vồ mồi và rình chuột: chuột to, chuột nhỏ, chuột nhắt, chuột cống đều phải sợ loài mèo nên con mèo như một vệ sĩ trung thành, lỗi lạc… diệt hết các loài vật có hại. Loài mèo là loại động vật rất thông minh có h0ạt động nhanh nhẹn, tinh xảo. Nó mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó mang đến niềm vui, hạnh phúc cho con người để ta phải yêu quý, mến thương loài mèo. Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 3 Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Từ lâu, hình ảnh của những con trâu đã trở nên hết sức thân thiết với những người nông dân ở làng quê Việt Nam. Chúng là những người bạn, giúp cho con người rất nhiều thứ. Chính bởi vậy, nên trong rất nhiều những câu thơ, câu ca dao đã có hình ảnh của những chú trâu nơi làng quê. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ loài trâu rừng đã được thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Do đó, những chú trâu rất hiền lành. Ở quê em, lũ trẻ chúng em vẫn thường ở bên những chú trâu chơi đùa hoặc cưỡi lên lưng trâu, ngồi trên đó thả diều, nghe tiếng sao vi vu. Trâu là loài động vật thuộc lớp thú, lông có màu xám hoặc đen. Thân hình của chúng rất vạm vỡ với cái bụng to, chân ngắn. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng, bên trong đó là một lớp da căng, đen bóng. Chiếc đuôi dài của trâu thường xuyên phe phẩy như chiếc quạt, đong đưa qua lại để đuổi ruồi muỗi như chiếc quạt của chúng ta. Mỗi lần được ăn cỏ là chú trâu thích lắm. Chiếc đuôi cứ đong đưa mãi thôi. Tai của trâu rất thính, thế nên, nó rất hay nghe ngóng những tiếng động ở xung quanh. Thỉnh thoảng, chú trâu lại nghếch cái đầu của mình như tự hỏi. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trâu chính là có đôi sừng to và dài, cong vào trong. Với trâu, đó chính là để vũ khí để tự vệ và cũng là vẻ đẹp của trâu. Trâu còn là một loài động vật nhai lại do trâu không có hàm răng trên. Lúc ngủ, trâu thường gập chân trước của mình lại và gối đầu lên trên đó. Mỗi năm, trâu chỉ đẻ có một cho tới hai lứa. Mỗi lứa chỉ ra đời được một chú nghé con mà thôi. Nghé được nuôi bằng sữa mẹ. Sau khi sinh ra khoảng vài giờ, nhiều nhất là một ngày, nghé con đã có thể đứng thẳng trên chính đôi chân của mình. Vài ngày sau nữa thì những chú nghé sẽ mở mắt, có thể đi lại theo trâu mẹ. Chú nghé con thì chưa hề có sừng như của mẹ, chỉ khi lớn hơn, chiếc sừng mới dài ra nhiều và có được như những ngày sau đó. Trâu là một người bạn thân, người đồng hành của những người nông dân. Nhất là trong xã hội xưa. “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” có lẽ đã là hình ảnh rất quen thuộc mà chúng ta thường nhìn thấy. Ngày nay, khi đã có những công cụ thay thế những chú trâu nhưng những hình ảnh ấy mãi mãi có ở trong lòng của những người thuộc thế hệ ông cha ta. Con trâu biểu hiện cho cách sống chăm chỉ, cần cù. Những ngày khi không có công cụ lao động, trâu phải làm việc vô cùng vất vả và phải ở ngoài đồng hầu như cả ngày, từ sáng sớm cho tới khi trời tối mịt. Ngày trước, thậm chí những chú trâu còn là “ đầu cơ nghiệp “ của người nông dân, là một trong những việc lớn mà ai cũng phải làm được. Tuy vất vả là thế, nhưng những chú trâu vẫn luôn ở bên cạnh những người nông dân, luôn nhận những vất vả thay cho người nông dân. Không chỉ có ý nghĩa trong việc gia tăng năng lực sản xuất mà trâu còn có thể làm thịt. Đến mỗi vùng quê ở Việt Nam, chúng ta đều có thể nhìn thấy món thịt trâu. Chúng được chế biến thành rất nhiều những món ngon. Da trâu có thể dùng để làm mặt trống, mang những ý nghĩa tích cực trong nhà trường. Hình ảnh của chiếc trống trường có lẽ đã khắc sâu trong tâm trí của những người học sinh đã qua một thời. Sừng trâu cũng được sử dụng để làm tù và và những đồ thủ công mĩ nghệ rất đẹp. Và nhắc tới hình ảnh của những chú trâu chăm chỉ,, chúng ta cũng như nhớ về tuổi thơ của mình với những năm tháng cùng nhau vui đùa ở trên lưng trâu với biết bao nhiêu kỉ niệm. Chú trâu là người bạn thân thiết tạo nên những kỉ niệm với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Ngày nay, khi nông thôn đã có nhiều đổi mới với những công cụ lao động giải phóng sức lực của con người thì những chú trâu cũng được nghỉ ngơi và không còn phải làm việc quá nhiều như trước nữa. Thế nhưng hình ảnh của những chú trâu sẽ mãi mãi ở trong lòng của mỗi chúng ta. Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 4 Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt. Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ. Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng – tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù. Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình. Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà. Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,… vừa đẹp lại vừa ấm. Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác. Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường. Từ khóa tìm kiếm:thuyet minh ve con vật nuoi com Bài viết liên quanThuyết minh về cây lúa – Bài tập làm văn số 1 lớp 9Thuyết minh về cây tre – Bài tập làm văn số 1 lớp 9Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442” – Bài tập làm văn số 1 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (phần 1)Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy – Bài tập làm văn số 6 lớp 6Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 25Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)(phần 2)

Xem nhanh nội dung

Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 1

Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo  vệ  an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức.

Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh.

Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 2

Trên đất nước Việt Nam, mỗi loài vật đều có những mặt lợi ích hoặc có hại riêng biệt đối với con người. Song, hiện nay, một số loài đã trở thành vật nuôi phổ biến trong mỗi gia đình như con chó để trông nhà, trâu, bò kéo cày và cho thịt, cho sữa… Loài mèo cũng là loài vật rất gần gũi, gắn bó với con người.

Mỗi một loài mèo đều có đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung loài nào đều dùng để bắt chuột. Tuỳ theo đặc điểm, hình dạng, tính nết của mèo mà còn mỗi con mèo có cái tên hay do người chủ của mình đặt như ” Mi Mi”  “Bi Mi” “Sâu” thể hiện sự cưng chiều của người nuôi đối với con mèo. Loài mèo nào cũng vậy, cũng có bộ lông mượt như nhung. Đặc điểm, hình dáng, ngoại hình có những nét thích nghi với hoạt động bắt chuột. Đầu tròn, to chúm chím, cặp mắt to tròn trong suốt, lóng lánh như hai viên ngọc bích, có thể nhìn trong đêm tối và con người thay đổi hình dạng tuỳ theo ánh sáng. Cái mũi nhỏ ươn ướt làm nổi bật hai bên mép vài cọng ria trắng như hai chùm kim bạc bé nhỏ, nhọn hoắt. Hai tai mèo rất thích lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Cuối đuôi thon dài như cái măng ngọc, lúc nào cũng đập qua đập lại, tự đưa hai chân trước ôm lấy bắt hờ. Bốn chân thuôn nhỏ bàn chân dấu kín những chiếc vuốt nhọn sắc để cào, táp và vồ mồi. Mèo có những chiếc răng sắc và nhọn là thứ vũ khí lợi hại để bắt mồi và nhai thịt sống, mỗi bước đi đều rất nhẹ nhàng, khoan thai.

Tuỳ theo màu sắc của bộ lông, đặc điểm ngoại hình mà người ta chia ra làm nhiều giống mèo như mèo tam thể, mèo hung, mèo mướp…. Nếu như mào tam thể có bộ lông ba màu, trắng lẫn vàng óng, lấm tấm đen kết hợp một cách hài hoà tuyệt đẹp, một vẻ đẹp quý phái kiêu sa thì mèo hung có màu lông sắc vằn đo đỏ. Mèo mướp có bộ lông hai màu: màu trắng kết hợp với màu đen.

L0ại mèo nuôi rất dễ đơn giản không khó nuôi như bao loài động vật khác. Mèo ăn ít, nhỏ nhẹ, thức ăn của mèo là thức ăn tạp có thể là tôm, tép, thịt, bim bim… nhưng món mèo thích nhất là cá, chỉ vài thìa cơm và miếng cá nhỏ là mèo no say. Tuy nhiên, loài mèo cũng rất dễ nhiễm dịch bệnh của gia súc như bị kiết, nôn…

Để con vật của mình luôn khoẻ mạnh, con người phải cho mèo uống thuốc có thể trộn thuốc với cơm của mèo phòng chống những dịch bệnh lây lan có thể làm chết vật nuôi nhà bạn. Vào mùa đông thường xuyên sưởi ấm cho mèo để tránh rét, có thể mặc cho mèo chiếc áo ấm và mùa hè tắm cho mèo.

Không chỉ mang giá trị kinh tế cho gia đình mà mèo còn mang giá trị tinh thần trong mỗi thành viên, thịt mèo ngon và thơm nên thịt mèo rất đắt, mang lại lợi nhuận thu nhập cao cho người nuôi mèo. Thịt mèo có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và có khi được sử dụng trong các bữa tiệc bữa cỗ. Mèo dễ thích nghi với đời sống của con người nên nó sớm trở thành người bạn thân thiết của ta. Mèo ngoan ngoãn, biết cách nghe lời, biết cách nũng nịu khiến ta phải yêu quý. Con mèo biết leo trèo, đùa vui đôi lúc nó là người chị em bên ta chia sẻ chuyện buồn vui trong cuộc sống. Mèo biết đuổi bắt dế, bắt gián, vồ mồi và rình chuột: chuột to, chuột nhỏ, chuột nhắt, chuột cống đều phải sợ loài mèo nên con mèo như một vệ sĩ trung thành, lỗi lạc… diệt hết các loài vật có hại.

Loài mèo là loại động vật rất thông minh có h0ạt động nhanh nhẹn, tinh xảo. Nó mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó mang đến niềm vui, hạnh phúc cho con người để ta phải yêu quý, mến thương loài mèo.

Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 3

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Từ lâu, hình ảnh của những con trâu đã trở nên hết sức thân thiết với những người nông dân ở làng quê Việt Nam. Chúng là những người bạn, giúp cho con người rất nhiều thứ. Chính bởi vậy, nên trong rất nhiều những câu thơ, câu ca dao đã có hình ảnh của những chú trâu nơi làng quê.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ loài trâu rừng đã được thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Do đó, những chú trâu rất hiền lành. Ở quê em, lũ trẻ chúng em vẫn thường ở bên những chú trâu chơi đùa hoặc cưỡi lên lưng trâu, ngồi trên đó thả diều, nghe tiếng sao vi vu. Trâu là loài động vật thuộc lớp thú, lông có màu xám hoặc đen. Thân hình của chúng rất vạm vỡ với cái bụng to, chân ngắn. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng, bên trong đó là một lớp da căng, đen bóng. Chiếc đuôi dài của trâu thường xuyên phe phẩy như chiếc quạt, đong đưa qua lại để đuổi ruồi muỗi như chiếc quạt của chúng ta. Mỗi lần được ăn cỏ là chú trâu thích lắm. Chiếc đuôi cứ đong đưa mãi thôi. Tai của trâu rất thính, thế nên, nó rất hay nghe ngóng những tiếng động ở xung quanh. Thỉnh thoảng, chú trâu lại nghếch cái đầu của mình như tự hỏi. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trâu chính là có đôi sừng to và dài, cong vào trong. Với trâu, đó chính là để vũ khí để tự vệ và cũng là vẻ đẹp của trâu. Trâu còn là một loài động vật nhai lại do trâu không có hàm răng trên. Lúc ngủ, trâu thường gập chân trước của mình lại và gối đầu lên trên đó.

Mỗi năm, trâu chỉ đẻ có một cho tới hai lứa. Mỗi lứa chỉ ra đời được một chú nghé con mà thôi. Nghé được nuôi bằng sữa mẹ. Sau khi sinh ra khoảng vài giờ, nhiều nhất là một ngày, nghé con đã có thể đứng thẳng trên chính đôi chân của mình. Vài ngày sau nữa thì những chú nghé sẽ mở mắt, có thể đi lại theo trâu mẹ. Chú nghé con thì chưa hề có sừng như của mẹ, chỉ khi lớn hơn, chiếc sừng mới dài ra nhiều và có được như những ngày sau đó.
Trâu là một người bạn thân, người đồng hành của những người nông dân. Nhất là trong xã hội xưa. “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” có lẽ đã là hình ảnh rất quen thuộc mà chúng ta thường nhìn thấy. Ngày nay, khi đã có những công cụ thay thế những chú trâu nhưng những hình ảnh ấy mãi mãi có ở trong lòng của những người thuộc thế hệ ông cha ta.

Con trâu biểu hiện cho cách sống chăm chỉ, cần cù. Những ngày khi không có công cụ lao động, trâu phải làm việc vô cùng vất vả và phải ở ngoài đồng hầu như cả ngày, từ sáng sớm cho tới khi trời tối mịt. Ngày trước, thậm chí những chú trâu còn là “ đầu cơ nghiệp “ của người nông dân, là một trong những việc lớn mà ai cũng phải làm được. Tuy vất vả là thế, nhưng những chú trâu vẫn luôn ở bên cạnh những người nông dân, luôn nhận những vất vả thay cho người nông dân.

Không chỉ có ý nghĩa trong việc gia tăng năng lực sản xuất mà trâu còn có thể làm thịt. Đến mỗi vùng quê ở Việt Nam, chúng ta đều có thể nhìn thấy món thịt trâu. Chúng được chế biến thành rất nhiều những món ngon. Da trâu có thể dùng để làm mặt trống, mang những ý nghĩa tích cực trong nhà trường. Hình ảnh của chiếc trống trường có lẽ đã khắc sâu trong tâm trí của những người học sinh đã qua một thời. Sừng trâu cũng được sử dụng để làm tù và và những đồ thủ công mĩ nghệ rất đẹp.

Và nhắc tới hình ảnh của những chú trâu chăm chỉ,, chúng ta cũng như nhớ về tuổi thơ của mình với những năm tháng cùng nhau vui đùa ở trên lưng trâu với biết bao nhiêu kỉ niệm. Chú trâu là người bạn thân thiết tạo nên những kỉ niệm với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ.

Ngày nay, khi nông thôn đã có nhiều đổi mới với những công cụ lao động giải phóng sức lực của con người thì những chú trâu cũng được nghỉ ngơi và không còn phải làm việc quá nhiều như trước nữa. Thế nhưng hình ảnh của những chú trâu sẽ mãi mãi ở trong lòng của mỗi chúng ta.

Thuyết minh về một loại vật nuôi – Bài làm 4

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng – tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,… vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.


Từ khóa tìm kiếm:

0